Tránh xa thực phẩm, nước uống gây tăng huyết áp

Đừng bao giờ ăn thực phẩm chứa nhiều đường lẫn muối cũng như hạn chế rượu bia. Bài viết sau đây sẽ liệt kê món ăn và thức uống gây tăng huyết áp.

07-08-2023 09:00
Theo dõi trên |

Theo Medical News Today, người tăng huyết áp cần tránh thực phẩm chứa nhiều muối và đường. Họ cần hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến cũng như chất béo bão hòa và rượu bia để bảo vệ sức khỏe.

Người bị tăng huyết áp cần ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, ngũ cốc nguyên chất và chất béo lành mạnh. Các loại thực phẩm này giúp chúng ta kiểm soát huyết áp.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (Mỹ), khoảng 45% người Mỹ bị tăng huyết áp.

Raw meat on dark background. Raw beef stroganoff with herbs and spices. Cooking meat. Copy space. Top view

Tăng huyết áp khiến người bệnh dễ bị mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và nhiều bệnh khác.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp một người kiểm soát hàm lượng huyết áp. 

Sau đây là một số thực phẩm người ăn cần tránh để giảm nguy cơ tăng huyết áp:

Thức ăn mặn

Natri có thể làm tăng huyết áp. Nhiều người ăn nhiều thực phẩm chứa Natri mà không hề hay biết. 

Thực phẩm chế biến và thức ăn nhanh thường chứa lượng Natri thường vượt quá 2.300 mg Natri được phép hấp thu mỗi ngày.  

Cần kiểm tra hàm lượng muối và ghi nhớ rằng một số thực phẩm lành mạnh chẳng hạn như nước ép rau củ cũng chứa nhiều Natri.

Thực phẩm có hàm lượng Natri cao: các loại bánh mì, pizza, bánh mì kẹp thịt, thịt nguội và thịt ướp muối, đồ ăn đóng hộp.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều đường không mang lại nhiều lợi ích mà khiến một người bị thừa cân béo phì. Bên cạnh đó, người ăn có thể bị tăng huyết áp.

Một công trình nghiên cứu thực hiện vào năm 2014 cho biết ăn thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm tăng huyết áp cao hơn muối. Thực phẩm chứa nhiều syro bắp frutcose cao (đường bắp) có thể làm tăng huyết áp.

Thực phẩm có hàm lượng syro bắp frutcose cao như: món ăn tráng miệng được chế biến, đồ ăn đóng hộp, bánh quy, thanh hạt ngũ cốc (Granola) và bơ đậu phộng.

Cần kiểm tra các sản phẩm để biết chúng không chứa hàm lượng syro bắp frutcose cao.

Xem thêm: Top 18 loại thực phẩm giúp hạ huyết áp

Thịt đỏ

Ăn nhiều thịt đỏ dễ bị tăng huyết áp. Cơ thể tiết ra hóa chất gây tăng huyết áp khi hấp thu thịt đỏ.

Thịt đỏ bao gồm: thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt hươu, thịt ngựa, thịt thỏ và thịt dê

Càng hạn chế ăn nhiều thịt đỏ hoặc chỉ nên chọn thịt nạc để giảm nguy cơ đột quỵ. Thịt càng đỏ, nguy cơ huyết áp càng tăng. 

Thức uống có đường

Uống nước ngọt thường xuyên có thể làm tăng huyết áp.

Nhiều thức uống có đường chứa hàm lượng caffeine. Chất này cũng gây ra tình trạng tăng huyết áp. 

Soda và nước trái cây đóng hộp là loại nước ngọt chứa hàm lượng syro bắp frutcose cao.

Đồ uống có cồn

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), rượu bia chính là thủ phạm làm tăng huyết áp. Chúng ta có thể xem lạm dụng thức uống như một yếu tố gây bệnh tim mạch.

Thức uống có cồn cũng chứa nhiều calo rỗng. Sử dụng rượu bia quá mức có thể gây thừa cân béo phì hoặc khiến một người bỏ bữa ăn lành mạnh.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ nhấn mạnh nam giới không nên uống hơn 28 gram rượu, nữ giới không được uống quá 14 gram rượu mỗi ngày.

Chất béo bão hòa

Hạn chế hấp thu chất béo bão hòa sẽ giúp giảm nguy cơ bị huyết áp cao.

Trong một ngày, chúng ta không nên hấp thu chất béo bão hòa vượt quá 5 đến 6%. Kẹo và đồ nướng chứa nhiều chất béo bão hòa. 

Thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao: chocolate, kẹo bơ cứng, bánh kem, bánh quy, xúc xích, hamburger, ba rọi xông khói, thịt nướng, bơ, mỡ heo, bơ thực vật, dầu dừa, các loại kem, sữa chua.

Thực phẩm chế biến và đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp nhìn có vẻ lành mạnh. Thịt và rau đóng hộp có thể chứa hàm lượng Natri cao.

Vì vậy, cần tránh xa các thực phẩm này hoặc dành thời gian kiểm tra hàm lượng muối thật kỹ. Chỉ nên chọn thực phẩm có hàm lượng natri tương đối thấp. 

Nước sốt và gia vị

Người bị tăng huyết áp cần kiểm tra hàm lượng đường và Natri trong nước sốt trước khi dùng.

Nước sốt không có vị mặn cũng có thể chứa nhiều Natri.

Nước sốt chứa hàm lượng Natri cao: sốt cà chua, tương ớt, tương đậu nành, nước chấm salad.

Chúng ta có thể thay thế nước sốt bằng sản phẩm có hàm lượng đường và muối thấp.

Xem thêm: Thay đổi 5 lối sống giúp kiểm soát hàm lượng cholesterol

Sản phẩm chứa caffeine

Caffeine có thể khiến huyết áp tăng tạm thời. Nhìn chung, chỉ số huyết áp có thể tăng cao.

Hạn chế uống cà phê hoặc sử dụng cà phê đã loại bỏ caffeine có thể giảm hàm lượng caffeine trong người. 

Người có tiền sử tăng huyết áp ở mức độ nguy hiểm cần gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp hạn chế hấp thu lượng caffeine phù hợp.

Người huyết áp cao cần ăn: ngũ cốc nguyên chất, trái cây và rau củ chẳng hạn như rau tươi, bơ, mọng và trái cây họ cam quýt. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung thịt nạc và cá. Họ cũng nên ăn đậu lăng, các loại hạt, hạt quinoa và đậu hủ. 

Chúng ta nên ăn một số loại trái cây thay cho thực phẩm chứa nhiều đường.

Nếu muốn giải khát, hãy uống đồ uống có ga nhẹ thay vì uống nước ngọt. Trong bữa ăn, người cao huyết áp có thể thay nước sốt bằng bột tiêu cùng ớt jalapeno.

Kế hoạch ăn uống lành mạnh

Viện Nghiên cứu Tim mạch, Phổi và Máu (Mỹ) khuyên mọi người nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Muốn từ giã thức ăn không lành mạnh, chúng ta sẽ giảm hàm lượng những loại thức ăn này mỗi tuần.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh được thực hiện như sau:

Bữa sáng: ăn bánh mì ngũ cốc nguyên chất với trái cây và uống ly sữa.

Bữa trưa: ăn gà nướng cùng salad hoặc một tô trái cây xắt nhỏ

Bữa ăn xế: chúng ta có thể ăn trái cây, rau củ, phô mai, mì Ý nguyên chất hoặc bánh mì. Uống sinh tố rau củ rất có lợi cho sức khỏe.

Bữa ăn tối: hãy ăn mì Ý nguyên chất, trứng cùng rau củ, trái cây, các loại hạt, thịt nạc.

Thay đổi thói quen hằng ngày

Để có được lối sống lành mạnh, mỗi người cần từ giã thói quen hút thuốc, có được cân nặng lành mạnh và cân đối, giảm stress bằng cách ngồi thiền hoặc viết nhật ký.

Tập thể dục thường xuyên cũng là cách hạ huyết áp. Cần tập bài tập nhẹ và tăng dần cường độ.

Trọng Dy (dịch) – benhdotquy.net

Nguồn: Medical News Today

  • Từ khóa:
Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ