Trầm cảm, rối loạn cảm xúc giai đoạn hậu đột quỵ
Trầm cảm và lo lắng là hai tình trạng phổ biến đối với người bệnh ở giai đoạn hậu đột quỵ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục của bệnh nhân, vì vậy chúng ta hãy thấu hiểu và chia sẻ để giúp họ sống tốt hơn.
Theo trang y tế Web MD, sau một cơn đột quỵ, bạn sẽ có một số thay đổi về thể chất trong cách di chuyển, nói hoặc nhìn. Nhưng bạn cũng có thể cảm thấy những thay đổi trong cảm xúc của mình. Trầm cảm và lo lắng là điều phổ biến, nhưng tức giận, thất vọng, thiếu động lực, cũng là những biểu hiện có thể biểu hiện ở giai đoạn hậu đột quỵ.
Cảm xúc thay đổi vì đột quỵ tác động trực tiếp lên bộ não. Bạn có thể cảm thấy đột quỵ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng làm việc của mình.
Khi tình trạng đau buồn không được cải thiện, khả năng phục hồi cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng. Vì vậy, hãy tìm gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích.
Nguồn: American Stroke Association
Mục lục
1. Trầm cảm
Nhiều người bị trầm cảm ngay sau khi mắc đột quỵ, thông thường bệnh trầm cảm chỉ xảy ra trong một năm.
Người bị trầm cảm có thể cảm thấy buồn, cô đơn, dễ cáu và tuyệt vọng. Ở giai đoạn hậu đột quỵ, người bệnh có thể ngủ quá nhiều hay quá ít. Nói cách khác là giấc ngủ thất thường. Khẩu vị ăn cũng thay đổi. Không những vậy, người bệnh mất thú vui với công việc hằng ngày và chỉ dành một ít thời gian với người hay quan tâm đến mình.
Người bị đột quỵ có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu hoặc đau nhức dữ dội hơn nếu không được điều trị. Nếu bạn có suy nghĩ muốn tự tử hãy tìm sự giúp đỡ để hướng về cuộc sống tích cực hơn.
Mặc dù người bị đột quỵ cảm thấy buồn dai dẳng, họ lại không biết mình đang bị trầm cảm. Gia đình và bạn bè nên chú ý đến dấu hiệu đầu tiên này của người bệnh đột quỵ.
2. Cảm giác lo âu, sợ hãi
Đột quỵ sẽ khiến một người cảm thấy sợ hãi hay lo âu. Tình trạng bệnh sẽ khiến bệnh nhân hoảng hốt, dễ cáu hoặc có cảm giác bồn chồn. Ban đêm, người đó có thể đổ mồ hôi nhiều hơn, tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn, run người và thở dốc.
Ở giai đoạn hậu đột quỵ, người bệnh có thể bị trầm cảm và thấy sợ hãi cùng một lúc.
3. Khó kiểm soát cảm xúc bản thân
Sau khi bị đột quỵ, người bệnh có thể bị thay đổi cảm xúc bất chợt. Đây là tình trạng rối loạn cảm xúc, bệnh nhân có thể khóc òa hay cười một cách bất chợt.
Rối loạn cảm xúc sẽ khiến người bệnh bộc lộ cảm xúc không đúng thời điểm. Khi có chuyện buồn, họ sẽ cười hoặc khóc khi có chuyện vui.
Cảm xúc bị thay đổi ở giai đoạn hậu đột quỵ sẽ khiến người bệnh khó có được cuộc sống tốt. Người bệnh sẽ mất khả năng biểu lộ cảm xúc đúng thời điểm.
Đôi lúc, chúng ta có thể nhầm lẫn giữa rối loạn cảm xúc và trầm cảm. Tuy nhiên, hai tình trạng này là khác nhau dù người bệnh có thể bị rối loạn cảm xúc và trầm cảm cùng một lúc.
Trọng Dy
Tập thể dục vào khung giờ này giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ tới 35%
Một nghiên cứu mới cho thấy: Không chỉ tập gì, mà tập vào thời điểm nào trong ngày cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch của bạn. Thời điểm tập luyện lý tưởng có thể giảm mạnh nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, đặc biệt ở phụ nữ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì uống nhầm thuốc chứa Phenformin
Một cụ bà 70 tuổi mắc tiểu đường đã tự ý mua thuốc viên trôi nổi trên mạng về uống, khiến gan thận suy nặng. Kết quả xét nghiệm cho thấy thuốc có chứa chất cấm Phenformin – một loại đã bị cấm lưu hành vì nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
-
Phòng Tránh Đột Quỵ – Bắt Đầu Từ 5 Bài Tập Đơn Giản
-
Ngăn đột quỵ ngay từ phút đầu – Những điều nên biết
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ