TPHCM có khoảng 300 bệnh nhân đột quỵ, mỗi ngày
Đây là thông tin được TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM chia sẻ tại tọa đàm “Bảo vệ sức khỏe, thích ứng an toàn với dịch COVID-19” vừa qua.
1. Tỷ lệ mắc và tử vong do đột quỵ tại Việt Nam tăng cao
Đột quỵ là căn bệnh không của riêng ai, không có khái niệm thời gian xảy ra, kể cả ngày bình thường hay trong dịch bệnh. Đột quỵ cũng là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng hàng thứ nhất trong tất cả bệnh.
Hiện nay trên thế giới có 15 triệu người đột quỵ mỗi năm, cứ 45 giây có 1 trường hợp mắc mới và mỗi 3 phút trôi qua thì có 1 người tử vong.
Theo TS.BS Trần Chí Cường cho biết, riêng tại Việt Nam, có 200.000 ca đột quỵ mỗi năm. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam cao hơn thế giới. Chỉ tính riêng tại TPHCM, mỗi ngày có không dưới 300 bệnh nhân đột quỵ, chiếm 10% số giường tại các bệnh viện và luôn trong tình trạng quá tải.
Đặc biệt, trong thời gian COVID-19, bên cạnh nỗi lo về dịch bệnh, hệ thống cấp cứu và điều trị đột quỵ của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đáng quan ngại là hầu hết bệnh nhân đột quỵ đến rất muộn, vì vậy thời gian vàng tiếp cận tiêu sợi huyết, lấy huyết khối lại càng trễ. Do đó, tỷ lệ tử vong do đột quỵ trong thời gian COVID-19 cũng gia tăng.
Nguyên nhân một phần do việc khó khăn khi di chuyển trong thời gian giãn cách xã hội vì COVID-19 cũng khiến bệnh nhân bị trễ thời gian vàng điều trị. “Thực tế đã có trường hợp bệnh nhân phải quay về và tử vong trên xe cấp cứu. Đó là những câu chuyện rất đau lòng” – TS.BS Trần Chí Cường bày tỏ.
TS.BS Trần Chí Cường cũng cho biết tình hình đột quỵ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mỗi ngày tiếp nhận và điều trị cho 30-40 bệnh nhân đột quỵ mới vào bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, tổng đài 1800 1115 trung bình tiếp nhận 500 cuộc gọi để tư vấn về vấn đề cấp cứu đột quỵ. Trung bình hàng năm, bệnh viện điều trị cho khoảng 25.000 bệnh nhân đột quỵ. Nguyên nhân có thể là do thời gian dài không tái khám, áp lực, hoặc do lo lắng làm huyết áp tăng.
Những con số được TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về đột quỵ đang trở vấn nạn cần được mọi người chung tay quan tâm và đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.
TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM chia sẻ về nỗi lo sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ tử vong vì đột quỵ có khả năng tăng cao
2. Đột quỵ gia tăng ở người trẻ, cách phòng tránh ra sao?
Hiện, số lượng bệnh nhân đột quỵ trẻ có khuynh hướng gia tăng đáng kể. Bệnh nhân đột quỵ dưới 40 tuổi đã chiếm 5% trong số bệnh nhân đột quỵ. Những trường hợp này phần lớn liên quan đến đột quỵ xuất huyết não do dị tật, dị dạng và hoàn toàn có thể tầm soát sớm và kiểm soát khi bệnh nhân có triệu chứng sớm.
Theo TS Trần Chí Cường, ở Việt Nam, trung bình một ca can thiệp điều trị đột quỵ khoảng 100 triệu đồng, thì ở Hoa Kỳ con số này ước chừng 1 tỷ đồng. Theo ước tính, nước ta sẽ tiêu tốn khoảng 1.000 tỷ đồng/ năm cho trang thiết bị, dụng cụ can thiệp. Gần như các dụng cụ này phải nhập khẩu 100%.
Có thể thấy chi phí để điều trị để điều trị đột quỵ là rất lớn. Vì vậy, việc phát hiện sớm, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sẽ góp phần giảm con số mắc đột quỵ một cách đáng kể.
TS Trần Chí Cường cũng chia sẻ để phòng chống đột quỵ, người dân cần hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia. Khi có các triệu chứng của đột quỵ, cần liên hệ ngay với các bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ gần nhất để được xử lý kịp thời.
“Xin nhớ, đột quỵ không còn là trời kêu ai nấy dạ. Đột quỵ cũng không phải trúng gió, nếu có các triệu chứng nói ngọng, méo miệng, tê yếu tay chân hãy gọi ngay cấp cứu để đến các cơ sở y tế có khả năng điều trị, can thiệp sớm nhất” – TS.BS Trần Chí Cường nói.
Bình Phương
- Từ khóa:
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ
- Đột quỵ
- đột quỵ ở người trẻ
- TS.BS Trần Chí Cường
- tử vong
Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim