Tiểu đường cộng Tăng huyết áp bằng Đột quỵ im lặng

Đột quỵ im lặng (silent stroke) là một yếu tố tiên đoán mạnh mẽ về những cơn đột quỵ chết người có thể xảy ra trong tương lai. Và một nghiên cứu mới cho thấy nó phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường có huyết áp cao.

25-01-2022 15:19
Theo dõi trên |


Đột quỵ im lặng tuy không có nhiều biểu hiện bên ngoài, tuy nhiên lại có những tác hại lâu dài đến hệ thần kinh và sức khỏe của người bệnh.

Các bác sĩ gọi đột quỵ im lặng là “sát thủ thầm lặng” do sự tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong não. Bởi vì nó chỉ giết chết các mảng tế bào não nhỏ và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Điều này có nghĩa là các dấu hiệu thông thường của đột quỵ bao gồm đột ngột nhức đầu, chóng mặt, mất các kỹ năng vận động sẽ không xảy ra. Đó là lý do tại sao nó được gọi là đột quỵ im lặng.

Mặc dù nó không đi kèm với các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhưng nó vẫn gây chết người. Một người đã có nhiều lần đột quỵ im lặng có nguy cơ cao bị đột quỵ lớn.

Đột quỵ im lặng cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về suy nghĩ, mất trí nhớ và thậm chí là bệnh Alzheimer. Những cơn đột quỵ thầm lặng thường phổ biến nhất ở những người bị huyết áp cao. Nhưng chúng thậm chí còn phổ biến hơn ở những người bị huyết áp cao lẫn tiểu đường.

Phát hiện này là một lời cảnh tỉnh. Nhà nghiên cứu Kazuo Eguchi và các đồng nghiệp tại Trường Y Jichi, Tochigi, Nhật Bản cho biết khoảng một nửa số người mắc bệnh tiểu đường có huyết áp cao.

Eguchi nói: “Tổn thương cơ quan liên quan đến tăng huyết áp ngày càng nặng ở bệnh nhân đái tháo đường. Điều này có nghĩa là việc kiểm soát huyết áp rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường”.

Những người bị huyết áp cao cũng nên đảm bảo rằng họ không bị tiểu đường. Ngoài việc kiểm soát huyết áp, họ nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để chắc chắn rằng mình không mắc bệnh tiểu đường. Giữa các lần kiểm tra, họ nên kiểm soát cân nặng và tập thể dục thường xuyên.

Nhóm của Eguchi đã chụp cộng hưởng từ (MRI) trên 360 người đàn ông và phụ nữ Nhật Bản bị huyết áp cao nhưng không có triệu chứng đột quỵ hoặc bệnh tim. Họ cũng kiểm tra huyết áp 24 giờ trên từng người.

Một phát hiện đáng báo động: 82% bệnh nhân tiểu đường và huyết áp cao đã từng bị đột quỵ im lặng. Riêng bệnh nhân huyết áp cao, 58% bị đột quỵ im lặng.

“Nếu một bệnh nhân được phát hiện đã từng bị đột quỵ im lặng, việc kiểm soát huyết áp tích cực là điều cần thiết và bệnh nhân nên được điều trị như thể họ đã bị đột quỵ lâm sàng”, Eguchi nói. “Điều này có thể bao gồm việc dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin hoặc thuốc chống đông máu như warfarin.”

Bình Phương

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ