Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch – “Sát thủ vô hình” nguy hại cho sức khỏe
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là bệnh lý cấp tính khá phổ biến trong cộng đồng, đứng hàng thứ 3 trong các bệnh lý về tim mạch sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ, với triệu chứng thường không đặc hiệu. Nhiều trường hợp người bệnh diễn tiến âm thầm và chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng.
1. Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là gì?
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là một biến chứng thường gặp, nhưng có thể phòng tránh được, của đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp, và kết hợp với tăng tỉ lệ tử vong và biến chứng lâu dài và chi phí chăm sóc sức khỏe to lớn để điều trị. Nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân từng bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp gần bằng nguy cơ của bệnh nhân được tiến hành đại phẫu.
Nếu không điều trị dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, có đến 75% số bệnh nhân liệt nửa người sau đột quỵ sẽ bị huyết khối tĩnh mạch sâu và 20% bị thuyên tắc phổi, vốn có thể gây tử vong ở 1-2% số bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp và gây ra 25% số tử vong sớm sau đột quỵ.
2. Nguyên nhân nào gây thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch?
Các nguyên nhân dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc động mạch phổi thường gặp nhất là phẫu thuật vùng bụng, vùng chậu hay các phẫu thuật chi dưới, đa chấn thương, ung thư, gãy khớp háng, bất động và nằm viện lâu, liệt chi dưới do tổn thương tủy sống, tuổi cao, suy tim hay suy hô hấp, mang các đường truyền tĩnh mạch trung tâm, các bệnh di truyền và các bệnh máu mắc phải.
Có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng tăng đông máu: một số bệnh (ví dụ bệnh đái tháo đường, bệnh tim, bệnh mạch máu…), một số thuốc, hút thuốc, quá cân hay béo phì, mang thai, dùng thuốc ngừa thai, điều trị hormon thay thế, các khiếm khuyết di truyền… Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở người tuổi trên 60, béo phì hay quá cân, ung thư, các bệnh tự miễn như lupus, các nguyên nhân di truyền…
Ở nữ giới, mang thai và sử dụng hormone như viên tránh thai hay dùng estrogen trong mãn kinh cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Xem thêm: Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) nguy hiểm thế nào?
3. Thuyên tắc huyết khối nhận biết qua dấu hiệu nào?
Huyết khối tĩnh mạch sâu chủ yếu ảnh hưởng đến các tĩnh mạch lớn ở phần thấp cẳng chân và đùi, hầu như luôn luôn ở về một phía của cơ thể. Nếu người bệnh may mắn chỉ bị huyết khối tĩnh mạch đơn thuần thì sẽ gây ra: đau cẳng chân, nhạy cảm của bắp chân hay đùi; phù cẳng chân; da hơi đỏ hay có các vệt đỏ, sờ ấm; loét mạn tính vùng cẳng chân vì rối loạn dinh dưỡng do phù nề.
Thuyên tắc động mạch phổi nguy hiểm đến tính mạng và xảy ra khi huyết khối tĩnh mạch sâu vỡ ra, bong khỏi thành tĩnh mạch, trôi về tim và đi lên động mạch phổi làm tắc một phần hay toàn bộ dòng máu lên phổi, gây ra: khó thở nhanh; đau trong ngực (có thể đau hơn khi hít sâu); nhịp tim nhanh, đau đầu nhẹ.
Để đề phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, những người có nguy cơ có thể dùng các thuốc chống đông hay thuốc làm loãng máu, giúp ngăn ngừa phát sinh huyết khối tĩnh mạch. Đồng thời, những người này cũng cần tự vận động hai chi dưới bằng cách gồng cơ, sau mổ nhanh chóng rời khỏi giường nằm càng sớm càng tốt và đi lại sớm, hoặc sử dụng vớ ép tĩnh mạch…
4. Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Thuyên tắc khối tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng, đứng hàng thứ 3 trong các bệnh lý về tim mạch sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Bệnh có thể có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, liên quan đến rất nhiều các yếu tố nguy cơ về cơ địa hoặc bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải.
Đây là hiện tượng tạo lập cục máu đông trong lòng hệ thống tĩnh mạch, gây bít tắc, nghẽn ứ sự lưu thông máu bình thường trong cơ thể.
Huyết khối làm ứ trệ dòng máu tĩnh mạch gây nên các hậu quả tại chỗ, có thể từ nhẹ như sưng đau, đỏ tấy dọc các mạch máu trên da (viêm tĩnh mạch nông huyết khối), sưng phù căng đau nhức chân đột ngột (huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới) hoặc gây ra các hậu quả rất nặng nề như: sung huyết, thiếu máu nuôi ruột, hoại tử ruột (tắc tĩnh mạch nuôi ruột cấp tính), phù não cấp tính (thuyên tắc các tĩnh mạch nội sọ)… có thể dẫn tới tàn phế và tử vong.
Nghiêm trọng hơn, cục máu đông có thể bong tróc, di chuyển và trôi theo dòng máu về tim, gây tắc các mạch máu phổi (thuyên tắc phổi). Đây là một biến chứng cấp tính rất nguy hiểm, làm cho người bệnh rơi vào nguy kịch và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Xem thêm: Phù chân, loét tĩnh mạch do huyết khối tĩnh mạch sâu điều trị thế nào?
5. Làm thế nào để phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch?
Cơ chế dẫn đến bệnh lý thuyên tắc huyết khối là bộ ba bệnh lý: tình trạng máu tăng đông, các rối loạn về dòng chảy và tình trạng tổn thương thành mạch máu. Ba bệnh lý này có thể đơn lẻ hoặc đồng thời tác động, dẫn đến sự tạo lập huyết khối gây tắc nghẽn. Do vậy, có rất nhiều tình huống cũng như bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải có liên quan đến bộ ba bệnh lý này, làm tăng nguy cơ gây thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
Chẳng hạn, người bệnh trải qua phẫu thuật và chấn thương (các mô, mạch máu bị tổn thương), người có bệnh lý ác tính, các bệnh lý tăng đông máu bẩm sinh, các bệnh lý tự miễn gây tình trạng tăng đông máu thứ phát, sử dụng thuốc ngừa thai và điều trị nội tiết tố, di chứng tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống… phải nằm bất động trong một thời gian dài.
Ngoài ra, còn các yếu tố nguy cơ khác như: người cao tuổi, béo phì, phụ nữ có thai, tiền sử đã từng bị thuyên tắc huyết khối, hay gia đình có người bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch…
Dựa vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như dùng thuốc chống đông, tiêu sợi huyết, sử dụng lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới, can thiệp nội mạch lấy huyết khối, phẫu thuật, mang vớ tĩnh mạch, vận động sớm…
Chuyên gia khuyến cáo, người bệnh gặp đa chấn thương hoặc trải qua phẫu thuật, thay khớp gối, háng, u bướu vùng chậu là đối tượng nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư, nhất là ở giai đoạn tiến triển, có điều trị hóa chất, rất nên được tầm soát đánh giá nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
Cụ thể, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, chẩn đoán mức độ bệnh thông qua siêu âm mạch máu, phát hiện huyết khối trong thành mạch, hoặc sử dụng các biện pháp hình ảnh học, chụp CT, MRI mạch máu, chụp mạch máu cản quang. Ngoài ra có các xét nghiệm tình trạng máu, tầm soát ung thư, xét nghiệm u bướu…
Bệnh thuyên tắc khối tĩnh mạch khá nguy hiểm nhưng thường không có triệu chứng điển hình. Cứ 10 người bệnh thì chỉ có 2 – 3 người có các triệu chứng ban đầu như đột ngột sưng chân, đau, phù, căng tức, hoặc đau ngực đột ngột, đau chướng bụng…
Do vậy người có các yếu tố nguy cơ kể trên nên chủ động tầm soát để điều trị ở giai đoạn sớm. Với người bệnh đang được theo dõi, điều trị thuyên tắc khối tĩnh mạch nên tuân thủ nguyên tắc điều trị và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả, phòng ngừa nguy cơ tái phát.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình
Phó ban AloBacsi Cộng đồng
- Từ khóa:

Tắm như thế nào để tránh bị đột quỵ?
Chào BS,
Tôi nghe nói bệnh đột quỵ dễ tái phát khi thay đổi thời tiết hoặc là khi tắm. Do công việc nên tôi thường tắm trễ, sau 11 giờ. Xin BS tư vấn cho tôi biết chi tiết, nên tắm như thế nào để tránh bị đột quỵ? Cảm ơn BS.
laduc…@gmail.com
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi có biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh gần như đã ở giai đoạn nặng. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim