Thuốc nào giúp hỗ trợ chữa bệnh tai biến?

Bà nội của em bị tai biến cách đây 2 năm, sau nhiều lần chạy chữa vẫn không khoẻ hơn. Cho em hỏi có loại thuốc nào giúp hỗ trợ chữa bệnh tai biến nhanh chóng không ạ?

07-03-2022 19:24
Theo dõi trên |
Câu hỏi: Bà nội của em bị tai biến cách đây 2 năm, sau một đêm ngủ dậy thì bà bị liệt một chân và một tay bên phải, đi khám người ta kêu dùng viên thuốc gì đó mấy triệu một viên, tròn tròn như linh đơn vậy, mà uống vào cũng không thấy có tác dụng gì. Khoảng thời gian lâu sau đó em đọc báo thì thấy nói viên thuốc đó của trung quốc chứa nhiều thạch tím frown emoticon, nhà em mời thầy thuốc đến chữa theo đông y, dần dà thấy bà có đỡ hơn chút, nhưng đi lại vẫn rất khó. Cho em hỏi có loại thuốc nào giúp hỗ trợ chữa bệnh tai biến, giúp bà em khỏe hơn không ạ, và nếu một người đã bị tai biến rồi sau đó đỡ bệnh thì có thể bị mắc lại không ạ, em xin cảm ơn! (Tiên Tiên)

 

Bệnh nhân từng bị đột quỵ cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, không được tự ý sử dụng tuỳ tiện những loại thuốc cho rằng chữa được đột quỵ khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ. (Ảnh minh hoạ)

Chào bạn,

Trong trường hợp bà nội của bạn tốt hơn nên đến khám và điều trị bệnh tại trung tâm đột quỵ. Bệnh nhân đã bị đột quỵ 1 lần rồi thì nguy cơ đột quỵ lần sau sẽ cao hơn so với người bình thường. Do đó, đối với người đột quỵ lần đầu thì chúng ta cần phải tuân thủ điều trị và quan tâm nhiều hơn nữa đến bệnh đột quỵ vì nguy cơ tái phát cao hơn nhiều so với người chưa từng bị đột quỵ.

Đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của đột quỵ. Không ai có thể bảo đảm đột quỵ tái phát sẽ không xảy ra, nhưng khả năng này có thể giảm rõ rệt bằng điều trị thích hợp.

Sau khi đột quỵ lần đầu tiên thì nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên. Bệnh nhân cần phải tuân thủ thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm các thuốc giảm tình trạng xơ vữa mạch máu, thuốc chống kết hợp tiểu cầu, kháng đông và các thuốc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường… Ngoài ra, còn có những thuốc khác để hỗ trợ, giúp bệnh nhân cải thiện về mặt tinh thần và cảm xúc sau đột quỵ. Cần duy trì các thuốc phòng ngừa lâu dài, không nên tự ý dừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ và phải tái khám đều đặn.

Nguy cơ tái phát của đột quỵ tùy thuộc vào cơ chế, nguyên nhân gây ra đột quỵ. Ước tính tính chung thì tỷ lệ tái phát khoảng 25% trong 5 năm đầu tiên. Nếu nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nguy hiểm hơn thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Những bệnh nhân có những xơ vữa nặng các động mạch não thì nguy cơ tái phát có thể lên đến 20% trong năm đầu tiên.

Chúc bà của bạn chóng khỏe!

Thân mến!

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc

Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc

Hội Đột Quỵ Việt Nam tiếp tục cập nhật danh sách bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ tại Việt Nam năm 2024. Các bệnh viện trong danh sách mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và người nhà cần liên hệ với bệnh viện thông qua số hotline trước khi đến. Tình hình điều trị tại các đơn vị đột quỵ được cập nhật định kỳ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ