Thực phẩm “cứu tinh” của đột quỵ và bệnh tim

Mọi người ai cũng muốn ăn ngon theo sở thích của mình, nhưng ăn uống thiếu khoa học sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim một cách đáng kể.

01-03-2022 15:00
Theo dõi trên |

1. Thực phẩm đóng hộp và chiên giòn

Bạn có nhận thấy những thực phẩm như bánh mì xúc xích và nước xốt salad đóng chai hiếm khi bị hỏng không? Đã bao giờ tự hỏi bản thân tại sao chưa? Điều này là do việc sử dụng dầu hydro hóa, là chất béo chuyển hóa. Dầu hydro hóa ở thể rắn ở nhiệt độ phòng và không cần làm lạnh.

Nhìn có vẻ tiện lợi nhưng chất này gây hại cho sức khỏe, nhiều thực phẩm đông lạnh chứa dầu hydro hóa, ngoại trừ món trái cây và rau củ đông lạnh.

Bí kíp giảm lượng dầu hydro hóa: dầu được hydro hóa là chất béo kém lành mạnh nhất vì làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt của bạn. Trong khi một số sản phẩm thịt và sữa có chứa một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa tự nhiên, hầu hết các nguồn thực phẩm được bổ sung hydro và dầu thực vật trong quá trình chế biến. Như vậy, dầu sẽ bị đông theo nhiệt độ trong phòng.

Chúng ta cần bổ sung rau củ và trái cây thay vì ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh.

2. Thịt ăn trưa được chế biến sẵn

Thịt được chế biến sẵn như ba rọi xông khói và bánh hot dog được đưa vào danh sách “Không nên ăn”. Thịt đã qua chế biến rất có hại cho sức khỏe. Thay vì ăn bánh mì salami, mọi người nên ăn bánh mì cá ngừ hoặc với bơ, thậm chí có thể ăn chay sẽ tốt hơn.

3. Nước có ga không đường

Trước hết, khi một thức uống ngọt hơn một thanh kẹo nhưng nó không chứa đường và không chứa calo, người mua hãy cảnh giác. Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng vì soda được dán nhãn thức uống ngon. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy uống nước có ga làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh đường máu.

Một nghiên cứu thực hiện ở 2.500 người trong 9 năm cho thấy 48% người uống nước có ga sẽ có nguy cơ bị đau tim hoặc bị đột quỵ thậm chí tử vong cao hơn nhóm người ít khi uống nước có ga, thậm chí không sử dụng nước uống có hại nêu trên.

Nếu thèm ngọt, chúng ta nên uống gì? Người có thói quen uống nước có ga cần phải từ giã thói quen này, thỉnh thoảng chúng ta mới uống nước ngọt, nói cách khác tăng cường uống nước lọc.

4. Thịt đỏ lâu năm

Có món thịt nào ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe không? Chắc chắn nhưng tất nhiên không phải thịt đỏ. Trong tạp chí Stroke, đàn ông ăn nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ bị đột quỵ lên đến 42%. Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, tạo các mảng bám không lành mạnh sẽ khiến thành động mạch bị tắc nghẽn.

Thay vì ăn thịt đỏ, chúng ta cần bổ sung thịt gia cầm hoặc cá thậm chí đậu, các loại hạt và tàu hủ (các món chay).

5. Thực phẩm đóng hộp/chế biến

Hãy tránh xa ra các món súp, đậu và nước sốt được chế biến tại nhà máy. Thực phẩm đóng hộp chứa hàm lượng muối nở cao để dễ bảo quản hơn. Một nghiên cứu cho thấy, hấp thu hơn 4.000 mg muối một ngày sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ cao hơn người chỉ ăn ít hơn 2.000 mg muối.

Ăn uống thiếu khoa học sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Đa số người ăn chỉ biết ăn ngon nhưng họ không ý thức được bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình ra sao. Vì vậy, chúng ta cần phải biết chọn thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng tuổi thọ. Làm được điều đó sẽ giúp người ăn thay đổi cuộc sống một cách tích cực hơn.

Trọng Dy, theo renown

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ

Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ