Thực hư phương pháp uống nước 300ml, cả đời không bị đột quỵ?
Người dân Trung Quốc truyền tai nhau rằng nếu áp dụng “phương pháp uống nước 300 ml” thì sẽ không bị đột quỵ. Các chuyên gia khẳng định rằng, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định việc uống nước sẽ giúp con người không bị đột quỵ “gõ cửa”. Song, việc uống nước vẫn đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong phòng ngừa đột quỵ.
Tai biến mạch máu não là một trong những bệnh lý thường gặp của hệ thần kinh trung ương. Bệnh thường xảy ra đột ngột nên nếu không được xử lý đúng cách từ lúc khởi phát thì sẽ có khả năng làm tăng nguy cơ tử vong, tàn phế, ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh, đồng thời khiến họ vô tình trở thành gánh nặng tài chính cho gia đình.
Cách đây ít lâu, một thông điệp được lan truyền trên Internet về “Phương pháp uống nước do Giáo sư Shi Qiao ủng hộ”. Trong đó nói rằng, phương pháp uống nước của Giáo sư Zong Shiqiao có thể ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Theo đó, các chuyên gia đã xác minh rằng, tuyên bố này không hoàn toàn chính xác và các số liệu cơ bản được trích dẫn không khớp với sự thật.
Chưa có bằng chứng khoa học khẳng định áp dụng phương pháp “uống nước 300ml” sẽ không bị đột quỵ – Ảnh minh hoạ
Mục lục
“Phương pháp uống nước 300ml” đột quỵ sẽ không bao giờ xảy ra?
Theo nội dung lan truyền trên internet: “Chỉ cần 300ml nước, uống một cốc sau khi đi tiểu; uống một cốc trước và sau khi đi tiêu; uống một cốc trước và sau khi tắm; uống một cốc trước khi đi ngủ; uống hai hoặc ba cốc vào buổi sáng để thức dậy nhanh chóng, đẩy chất thải ra khỏi cơ thể là một cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh tật! Chẳng hạn như Roosevelt, Churchill và Deng Xiaoping đã chết vì đột quỵ vì họ không uống đủ 300ml nước trước khi đi ngủ”.
Tuy nhiên, theo điều tra, lý lịch và chuyên môn của Giáo sư Zong Shiqiao chủ yếu là phòng chống bệnh thấp khớp và tập luyện sinh lý. Bên cạnh đó, 3 cuốn sách của ông đã xuất bản hoàn toàn không bàn đến lời khuyên về việc uống nước. Hai nhân vật lịch sử Roosevelt và Churchill chết vì đột quỵ, nhưng không thể khẳng định rằng điều này có liên quan đến việc không uống đủ nước trước khi đi ngủ.
Dù vậy, theo thông điệp “uống nước để phòng ngừa tai biến mạch máu não” quả thực rất hữu ích.
Uống nước có thực sự làm giảm sự xuất hiện của đột quỵ?
Wu Wanrong, một bác sĩ điều trị tại Khoa Y học Cổ truyền Trung Quốc, Bệnh viện Thống nhất Đài Bắc đã từng viết rằng, nếu cơ thể con người không đủ nước, máu sẽ trở nên đặc hơn, lúc này cơ thể phải tăng áp lực để đẩy máu đến toàn bộ cơ thể. Ông cũng khuyến cáo mọi người nên uống một cốc nước trước khi đi ngủ 2 tiếng vì khi ngủ cơ thể vẫn mất nước.
Ye Ruiru, một bác sĩ tại bệnh viện Shuanghe, thậm chí còn chỉ định những bệnh nhân bị tăng đường huyết và tăng lipid máu phải chú ý đến lượng nước của họ. Bởi trên thực tế, máu của đối tượng này thường đặc hơn, một khi rơi vào trạng thái thiếu nước sẽ làm tăng khả năng bị tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, Tiến sĩ Ye Ruiru cho biết thêm, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định nên uống bao nhiêu nước để giảm nguy cơ đột quỵ.
Uống nước có tác dụng phòng ngừa hẹp mạch máu não tốt hơn
Nguyên nhân của đột quỵ có thể được chia thành hai loại: hẹp mạch máu não và huyết khối trong tim. Xu Tingyi, bác sĩ thần kinh trưởng tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Thống nhất thành phố Đài Bắc quan điểm rằng, uống nước giúp ích nhiều hơn cho bệnh nhân hẹp mạch máu não, trong khi huyết khối do tâm lý không có tác dụng phòng ngừa rõ ràng.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ của đột quỵ phần lớn liên quan đến các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp… Vì vậy, kiểm soát huyết áp, bỏ thuốc lá, uống thuốc đều đặn và thăm khám định kỳ cũng là những phương pháp quan trọng để phòng ngừa đột quỵ.
Thi Nguyên dịch, Theo Aboluowang
- Từ khóa:
Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở
Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, thanh niên 25 tuổi đột quỵ
Đang ở nơi làm việc, nam thanh niên 25 tuổi đột ngột hôn mê, mất ý thức, liệt tay chân bên phải, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não. Được biết thanh niên này mỗi ngày hút gần 20 điéu thuốc lá.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim