Thực hư cao huyết áp do ăn nhiều đường?
Cao huyết áp do ăn nhiều đường có đúng không? Nguyên nhân tưởng chừng vô lý nhưng hoàn toàn có cơ sở để bạn thận trọng hơn trong ăn uống.
Mục lục
Ăn nhiều đường có làm tăng huyết áp?
Cao huyết áp do ăn nhiều đường tuy thoạt nghe không có liên quan nhưng thực tế, đường tinh luyện đích thực là “sát thủ tiềm ẩn” đối với sức khỏe con người. Đường tinh luyện là loại đường đã qua chế biến gia công, bao gồm như đường cát trắng, đường phèn, đường nâu…
Ngoài ra, thành phần đường có trong mật ong, nước ép trái cây cũng có thể góp phần làm ảnh hưởng đến sự ổn định của huyết áp nếu bạn lạm dụng quá nhiều. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu một khi tăng lên sẽ làm tổn hại tế bào mạch máu, giảm chức năng lưu thông máu.
Cơ thể vì để duy trì đường huyết ổn định mà phải giải phóng nhiều Insulin hơn, dẫn đến tình trạng mạch máu co lại gây tắc nghẽn, cuối cùng là gây ra chứng cao huyết áp. Không những vậy, ăn nhiều đường cũng khiến bạn dễ béo phì, mỡ máu cao, lâu ngày kéo theo nhiều bệnh tật nguy hiểm khác như tim mạch, tiểu đường, đột quỵ…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, người trưởng thành khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên hấp thu vào cơ thể dưới 50gr đường, nhưng tốt nhất là kiểm soát dưới 25gr sẽ càng giảm nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn. Những thực phẩm ngọt như kem, kẹo, bánh quy, nước ngọt có gas cũng nên hạn chế sử dụng.
Cải thiện và phòng ngừa cao huyết áp bằng những cách sau
Kiểm soát lượng đường và muối hấp thu vào cơ thể
Có nhiều nhân tố có thể làm tăng huyết áp, trong đó trước tiên bạn nên chú ý chế độ ăn uống hằng ngày, đặc biệt là kiểm soát tốt lượng đường và muối. Cao huyết áp do ăn nhiều đường cũng là một trong những trường hợp phổ biến, ngoài ra, muối ăn cũng cần sử dụng thích hợp. Người lớn mỗi ngày không nên dung nạp quá 6gr muối và cũng hạn chế các gia vị khác.
Duy trì cân nặng hợp lý
Dù là người đang bị cao huyết áp hay vẫn khỏe mạnh thì vấn đề thể trọng vẫn nên chú ý nhiều hơn, tránh để cơ thể béo phì gây nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, duy trì cân nặng hợp lý nên bắt đầu từ nền tảng chế độ sinh hoạt khoa học, không nên kiêng ăn cực đoan hoặc dùng thuốc giảm cân.
Xây dựng thói quen vận động thể chất khoa học
Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục thể thao, hoặc ít nhất là tạo điều kiện để cơ thể hoạt động ngoài trời, tắm nắng và hít thở không khí trong lành. Thói quen vận động thể chất đều đặn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, ăn ngon, ngủ sâu, ổn định huyết áp, duy trì vóc dáng cân đối và chậm lão hóa.
Tùy theo tình trạng sức khỏe mỗi người mà lựa chọn môn tập phù hợp. Phổ biến là chạy bộ, yoga, bơi lội, đạp xe, cầu lông… Nếu mới bắt đầu, bạn chỉ nên tập ở cường độ thấp và thời gian ngắn, sau đó tăng dần dần miễn sao không khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Bỏ rượu bia và thuốc lá
Bia rượu, thuốc lá đều chứa nhiều chất gây hại, đặc biệt là gây kích thích thần kinh trung khu, làm nhịp tim đập nhanh, tuyến thượng thận phải giải phóng nhiều Pectin, dẫn đến các động mạch nhỏ bị co lại, gây ra tăng huyết áp, lâu ngày còn có thể biến chứng thành xơ vữa động mạch.
T.N, theo Familydoctor
- Từ khóa:
- ăn nhiều đường
- bệnh đột quỵ
- cao huyết áp
Chuyên gia cảnh báo trước tình trạng tài xế đột quỵ liên tiếp xảy ra
Liên tiếp các trường hợp tài xế bị đột quỵ xảy ra, đặc biệt trong đó 2 trường hợp tài xế đột quỵ trong ngày 30/11 vừa qua khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Trong bài viết dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ giải thích rõ nguyên nhân gây đột quỵ ở tài xế và cách phòng tránh đột quỵ ở nhóm người này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Nguy cơ mắc tiểu đường tăng cao do ô nhiễm không khí
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ô nhiễm không khí cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh tiểu đường. Cùng theo dõi video sau để hiểu rõ nguyên nhân.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim