Thời điểm nào trong ngày đo huyết áp là chính xác nhất?
Chào BS,
Tôi có mua 1 máy đo huyết áp, nhưng khi đo mỗi lần thông số lại khác nhau. Bác sĩ cho tôi hỏi, đo huyết áp vào thời điểm nào là thích hợp, ở tuổi 58 thông số nào là bình thường ạ? Chỉ số huyết áp của tôi đo được là: 134-93-71.
(H.V.L – laihoan…@gmail.com)
Chào bạn,
Huyết áp luôn luôn dao động và liên tục thay đổi với mỗi nhịp tim tùy thuộc vào sự vận động của tim và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và trạng thái tinh thần khác nhau. Huyết áp dao động trong ngày và dao động theo từng giờ, từng ngày, từng tháng và từng hoàn cảnh. Bản thân việc đo huyết áp trên cùng 1 máy đo 3 lần liên tiếp cũng sẽ cho trị số khác nhau (mỗi lần đo cần cách nhau khoảng 5 phút), sự khác biệt cho phép là +/- 3mmHg hoặc 2% kết quả đo.
Do đó, việc khác biệt huyết áp vào những lần đo khác nhau là không có gì lạ. Khi theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà, bạn cần ghi chú lại chỉ số huyết áp và nhịp tim lúc đo kèm chú thích đang làm gì, cảm thấy khó chịu ra sao. Mỗi ngày cần đo huyết áp ít nhất 2 lần, trước khi đi ngủ vào buổi tối và sáng khi mới thức dậy là huyết áp phản ánh khá trung thực giá trị nền của bạn. Tuy nhiên, bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy mệt cũng cần đo huyết áp vì thông tin đó cũng cho bác sĩ đánh giá về sức khỏe của bạn.
Huyết áp được đo khi người bệnh nằm nghỉ 3 – 5 phút, nếu ở phòng khám mà huyết áp tâm thu có 2 lần trên 140 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg là có tăng huyết áp. Còn nếu ở nhà, cũng đo tương tự như vậy, nếu có 2 lần trên 135/85 là có tăng huyết áp (Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp của hội tim mạch Châu Âu).
Với chỉ số huyết áp mà bạn cung cấp thì có khả năng bạn bị tăng huyết áp, vì chỉ số huyết áp tâm trương của bạn đã trên 90 mmHg (cụ thể là 93 mmHg).
Bạn theo dõi huyết áp của mình trong 7 ngày liên tục và ghi lại chỉ số, sau đó đưa bác sĩ chuyên khoa tim mạch xem xét để quyết định chẩn đoán và điều trị thích hợp cho bạn, bạn nhé.
Thân mến!
AloBacsi Cộng đồng
- Từ khóa:
Đặt câu hỏi tư vấn
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Tổn thương não nặng do dùng thuốc giảm cân mua trên TikTok
Cô gái trẻ bị nhiễm độc chất Sibutramin, tổn thương não nặng do uống thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên TikTok, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Tổn thương não nặng do dùng thuốc giảm cân mua trên TikTok
Cô gái trẻ bị nhiễm độc chất Sibutramin, tổn thương não nặng do uống thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên TikTok, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim