Tập thể dục là “chìa khóa” để phục hồi sau đột quỵ
Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Thụy Điển, phát hiện ra rằng những bệnh nhân tăng cường và duy trì tập thể dục trong 6 tháng sau đột quỵ hoạt động tốt hơn những người không tập.
Theo TS. Dongni Buvarp, Viện Khoa học Thần kinh và Sinh lý học tại Đại học Gothenburg, những người bị đột quỵ có thể đạt được các lợi ích chức năng bằng cách tăng cường hoạt động thể chất.
Những phát hiện này nhắm vào các cá nhân giảm hoạt động thể chất trong giai đoạn sau đột quỵ, thúc đẩy động lực hoạt động thể chất nhằm cải thiện chức năng của người bệnh.
Theo TS. Buvarp, tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất bốn giờ một tuần là lý tưởng để thực hiện sau khi bị đột quỵ. Các hoạt động có thể bao gồm đi bộ, đi dạo, đi xe đạp hoặc bất kỳ loại bài tập máy nào…
Tích cực tham gia hoạt động thể chất để cải thiện chức năng sau đột quỵ
Tham gia vào hoạt động thể chất có thể nâng cao năng lực của cả não và cơ thể để hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ. Việc này thúc đẩy tính linh hoạt của não và cũng cải thiện khả năng phục hồi ở cấp độ tế bào. Lối sống năng động có thể thúc đẩy khả năng vận động của bệnh nhân đột quỵ, giảm nguy cơ té ngã, trầm cảm và bệnh tim.
Việc duy trì hoạt động thể chất, ngay cả ở cường độ nhẹ, có thể góp phần phục hồi đột quỵ tốt hơn, bất kể mức độ nghiêm trọng của đột quỵ.
Nghiên cứu thu thập dữ liệu của gần 1.400 nam giới và phụ nữ (tuổi trung bình là 72) bị đột quỵ là một phần của cuộc thử nghiệm thuốc ở Thụy Điển từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 6 năm 2019.
Trong số đó, 53% tăng cường hoạt động thể chất và 47% giảm bớt. Kết quả cho thấy những người tăng cường hoạt động trong 6 tháng đã phục hồi chức năng thể chất tốt hơn so với những người lười vận động.
Tạo thói quen tập thể dục để phục hồi sau đột quỵ và bảo vệ sức khỏe
Theo TS. Rohan Arora, nhà thần kinh học tại Bệnh viện LIJ-Forest Hills ở Great Neck, NJ, người đã xem xét các phát hiện này, tập thể dục là rất quan trọng để phục hồi tốt nhất sau đột quỵ. Về cơ bản, bệnh nhân đột quỵ đang lập trình lại bộ não.
Một số bệnh nhân có thể không có động lực để tập thể dục sau cơn đột quỵ, bởi vì rất khó để thích nghi với ‘tình trạng bình thường mới. Do đó, vai trò của bác sĩ trong việc động viên, khuyến khích bệnh nhân hoạt động tích cực là rất quan trọng.
Khi bệnh nhân tập thể dục, là đang cố gắng thay đổi cấu hình của bộ não. Lúc này, bệnh nhân đang tăng cường chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu trong não và chúng sẽ cung cấp động lực cũng như khả năng phục hồi tốt hơn.
Theo TS. Arora, tập thể dục chỉ là một trong những thay đổi lối sống bệnh nhân cần thực hiện sau cơn đột quỵ để phục hồi và giảm khả năng mắc bệnh khác. Bên cạnh việc tập thể dục, người bệnh cần từ bỏ thói quen hút thuốc (nếu có), duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường và ăn uống lành mạnh.
Hoạt động thể chất là cần thiết, không chỉ ngay sau cơn đột quỵ mà trong suốt cuộc đời của mỗi người. Tập thói quen này trong thời gian dài không chỉ giúp phục hồi sau đột quỵ mà còn làm giảm đáng kể nguy cơ bị đột quỵ hoặc các biến cố tim mạch khác.
Minh Anh (Theo HealthDay)
- Từ khóa:
- điều trị đột quỵ
- Đột quỵ
- Phòng ngừa đột quỵ
- phục hồi sau đột quỵ
- Vật lý trị liệu sau đột quỵ

Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đừng chủ quan bỏ qua 5 triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu cao khi ngủ
Tiểu đêm quá ba lần, luôn bị khô miệng, đổ mồ hôi hay ngứa da khi ngủ… là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể bạn bị tăng đường huyết.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim