Tầm soát Đột quỵ S.I.S: Chủ động để không phải trời kêu ai nấy dạ

Đột quỵ không còn là căn bệnh “trời kêu ai nấy dạ”, bời vì, ngay tại Việt Nam, bệnh này có thể được tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời thông qua chương trình “Tầm soát đột quỵ”.

25-07-2023 14:32
Theo dõi trên |
  1. Sự nguy hiểm của đột quỵ và lợi ích của tầm soát đột quỵ S.I.S?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2018, đột quỵ và thiếu máu cơ tim hiện nay là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế cao nhất trên toàn thế giới, đứng sau đó là bệnh ung thư.

Hàng năm, trên thế giới có hơn 15 triệu người bị đột quỵ, cứ mỗi 45 giây trôi qua do đột quỵ, mỗi 3 phút trôi qua có 1 người tử vong do đột quỵ, trong 6 người bị đột quỵ trong điều kiện chăm sóc y tế thì có 3 người may mắn chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, 1 người bị tử vong, 2 người bị tàn phế. Trong điều kiện chăm sóc y tế không tốt, tỷ lệ tử vong và tàn phế sẽ gia tăng cao hơn.

Ở nước ta hàng năm có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ (ĐBSCL khoảng 10.000 trường hợp/ năm), với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, có khuynhn hướng gia tăng và trẻ hóa. Tầm soát đột quỵ sớm giúp giảm nguy cơ đột quỵ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân chúng ta.

  1. Tầm soát đột quỵ là gì?

Tầm soát bệnh nhân bằng phát hiện túi phình mạch máu não khổng lồ hoặc hẹp nặng động mạch cảnh bằng máy MRI 3 Tesla

Tầm soát đột quỵ là phương pháp chẩn đoán và sàng lọc chuyên sâu bằng cách khám lâm sàng, kết hợp với các xét nghiệm hiện đại, qua phân tích của đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, bệnh nhân sẽ biết được bản thân có nguy cơ đột quỵ hay không, đột quỵ do nguyên nhân nào, qua đó có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ đột quỵ.

  1. Ai cần tầm soát đột quỵ?

Các yếu tố nguy cơ đột quỵ

Người từng bị đột quỵ được xem là đối tượng hàng đầu cần tầm soát đột quỵ. Tuy nhiên, có những quan điểm hết sức sai lầm, khi cho rằng “từng bị đột quỵ rồi thì tầm soát làm gì?”. Theo ước tính có đến 40% trường hợp đột quỵ sẽ tái phát trong 5 năm tiếp theo và người đã từng bị đột quỵ thì khả năng tái phát đột quỵ của họ cao gấp 7 lần người thường.

Những người có triệu chứng cơn thiếu máu não thoáng qua: tê yếu tay chân thoáng qua, nói khó, nói đớ nói ngọng thoáng qua, ngất xỉu mất ý thức thoáng qua sau đó phục hồi, tự nhiên co giật động kinh mất ý thức, đau đầu kéo dài kèm sụp mi, mờ mắt, đau đầu đột ngột dữ dội, nôn ói…

Những người bị tăng huyết áp, tiểu đường nhiều năm, có tiền sử bệnh lý tim mạch, béo phì, uống rượu lâu năm, hút thuốc lá lâu năm.

Người có tiền căn gia đình bị đột quỵ như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột, sẽ có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn do ảnh hưởng thói quen sống hoặc yếu tố di truyền.

  1. Tầm soát đột quỵ bằng máy chụp cộng hưởng từ MRI 3 Tesla

Khi thực hiện tầm soát đột quỵ, sẽ được chụp kiểm tra vùng sọ não và mạch máu não bằng MRI 3 Tesla

Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã trang bị 2 máy chụp cộng hưởng từ MRI 3.0 Tesla và MRI 3 Tesla Lumina, tạo ra hình ảnh 3 chiều, rõ nét nhất giúp việc chẩn đoán hình ảnh được chính xác hơn.

Đây cũng là thiết bị chẩn đoán hình ảnh trong y khoa, sử dụng từ trường và không sử dụng tia X, bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng bởi tia bức xạ hoặc tiêm thuốc cản quang, từ đó loại bỏ được nguy cơ sốc thuốc và cho ra kết quả hình ảnh nhanh trong vòng 10 – 15 phút, bệnh nhân cũng không cần nhịn ăn trước khi chụp.

Hình ảnh máy chụp cộng hưởng từ (MRI 3.0 Tesla) giúp bệnh nhân sớm tầm soát được nguy cơ đột quỵ do dị dạng mạch máu não, vỡ túi phình mạch máu não, hẹp động mạch não, xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu bẩm sinh, cục máu đông, u não, khối áp xe não… và kịp thời điều trị.

Khi tầm soát đột quỵ, các kiểm tra tổng quát khác như

– Siêu âm động mạch cảnh

– Kiểm tra chức năng tim: siêu âm Doppler tim, đo điện tim

– Thực hiện các xét nghiệm: xét nghiệm mỡ máu (cholesterol toàn phần, triglyceride, cholesterol HDL, cholesterol LDL)

+ Tiểu đường (glucose, HbA1c), gout (axit uric)

+ Xét nghiệm chức năng thận: phân tích nước tiểu, creatinine, ure

+ Xét nghiệm chức năng gan: men gan GGT, tỉ lệ AST/ ALT

+ Hormone kích thích tuyến giáp: FT3, FT4

+ Hormone kích thích tuyến yên: TSH

+ Siêu âm bụng: kiểm tra gan, thận, tiền tuyến liệt…

Tất cả các xét nghiệm cần được thực hiện đầy đủ, giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp, nhằm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ trong tương lai.

Kết quả tầm soát đột quỵ tại S.I.S sẽ được lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS, giúp cho việc truy xuất vô cùng thuận lợi và theo dõi dễ dàng đáp ứng ngay mọi lúc mọi nơi. Điều này không thể đáp ứng được bằng hồ sơ giấy như tại đa số các bệnh viện.

Qua hệ thống PACS cũng giúp cho việc hội chẩn toàn cầu với các chuyên gia một cách dễ dàng và chính xác, mang đến chất lượng tốt nhất cho bệnh nhân. Không ít quý khách đã vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi chỉ sau vài giây nhấp chuột là hình ảnh chụp một năm trước của mình đã hiện ngay ra trước mắt.

Ngoài việc chụp sọ não thì máy MRI 3.0 Tesla còn được chỉ định chụp ở các vị trí khác như: cột sống (cột sống cổ, thắt lưng, dây chằng, thoát vị đĩa đệm…), tuyến vú (xác định tổn thương tuyến vú như u lành tính, ác tính, viêm nhiễm), vùng bụng chậu (phát hiện các bệnh lý về gan, thận, bệnh lý tuyến tụy, ung thư cổ tử cung…).

Cách hoạt động của máy MRI 3 Tesla Lumina tại Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ (Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ)

Đặc biệt, với máy MRI 3 Tesla Lumina tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, cho phép khảo sát toàn thân chỉ khoảng 45 phút, giúp phát hiện sớm khối u chỉ từ 1 mm trở lên, mà không cần tiêm bất kỳ chất tương phản nào vào cơ thể.

Đây là dòng máy cộng hưởng từ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, lần đầu tiên có mặt tại Châu Á được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đưa vào sử dụng từ tháng 9.2020.

Trọng Dy (ghi) – benhdotquy.net

Nguồn: Cẩm Nang sức khỏe Phòng chống Đột quỵ – Chủ biên: TS.BS Trần Chí Cường 

  • Từ khóa:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ