Tầm soát đột quỵ nên đến bệnh viện nào tại TPHCM?

Dạ cho em hỏi, em muốn tầm soát đột quỵ thì nên đến bệnh viện nào tại TPHCM? Khám ở chuyên khoa nào? Các xét nghiệm nào cần thiết trong việc khám tầm soát đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Huyết áp của em cũng khá cao ạ. Em xin cảm ơn.

(L.T.H.H – 037 6558…Long An)

18-04-2024 10:04
Theo dõi trên |

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã tin tưởng vào đội ngũ tư vấn của Benhdotquy.net. Thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Đột quỵ xảy ra do rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, bệnh lý về máu…

Theo TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp – Thần kinh TPHCM, hiện nay tại nước ta chưa có chiến lược tầm so‎át đột quỵ trong cộng đồng, vì việc tầm soát đòi hỏi tốn nhiều chi phí. Việc tầm soát chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hoặc cho bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, hoặc có triệu chứng thiếu máu não thoáng qua để điều trị phòng ngừa, tránh tái phát.

Chính vì đột quỵ xảy ra đột ngột, các triệu chứng dễ lầm tưởng với bệnh khác nên nhiều người thường bỏ qua. Tuy nhiên, BS Cường chỉ ra, khi có các triệu chứng bất thường như cơn chóng mặt, tê yếu tay chân, nói khó, mờ mắt… dù chỉ thoáng qua thì không nên chủ quan bởi đến 30% số người có các triệu chứng trên có nguy cơ bị nhồi máu não do hẹp động mạch cảnh ở cổ.

“Lúc này, người bệnh cần đến cơ sở y tế được thăm khám, chụp động mạch cảnh chỉ tốn 300.000 đồng nhưng có thể nhận biết được 70% lượng máu lên não có lưu thông tốt không, để từ đó hướng xử trí kịp thời” – BS Cường khuyến cáo.

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại bạn đang có bệnh huyết áp cao, tuy nhiên  không nói rõ “khá cao” ở đây là bao nhiêu nên chúng tôi không thể tư vấn kỹ hơn về tình trạng này.

Để tầm soát nguy cơ đột quỵ, bạn cần chụp cộng hưởng từ não và mạch máu não để đánh giá nguy cơ. Một số bệnh viện tư nhân hiện nay như BV Quốc tế City… đã cung cấp gói tầm soát đột quỵ bao gồm xét nghiệm máu, kiểm tra tim mạch và chụp mạch máu não với chi phí trên 5 triệu đồng. Tuy nhiên, để có những chỉ định này thì em cần thăm khám với bác sĩ, dựa vào tình trạng cụ thể của em mới có hướng tầm soát nguy cơ, điều trị.

Hơn nữa, bạn cần biết rằng, đột quỵ gồm có 2 thể: nhồi máu não (khi mạch máu não bị tắc nghẽn) và xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ). Khi đột quỵ nhồi máu não xảy ra, một số phương pháp để làm tái thông mạch máu như tiêm thuốc, dùng dụng cụ lấy huyết khối… Như vậy, sau khi bị nhồi máu não mới có thuốc tiêm để làm thông mạch máu. Do đó, hiện nay không có thuốc tiêm ngừa đột quỵ cho những bệnh nhân có những nguy cơ dẫn đến đột quỵ, chỉ có những thuốc để điều trị các yếu tố nguy cơ như: bệnh lý tim mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường… mà thôi. Đây là những chia sẻ của TS.BS Đinh Vinh Quang – Trưởng khoa Nội thần kinh tổng quát BV Nhân dân 115. Bạn nên lưu ý để tránh những lời quảng cáo đồn thổi chưa được khoa học chứng minh mà tiền mất, tật mang.

Theo BS Cường, cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ là kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính không lây như tim mạch, tiểu đường, béo phì, huyết áp… vì đây những tác nhân gây đột quỵ. Chẳng hạn như, với nhiều người bệnh chủ quan để huyết áp lên đến 200mmHg dễ gây xuất huyết não hay chỉ số đường huyết mấp mé 135mg/dL thì cần phải tập luyện, kiểm soát chế độ dinh dưỡng hơn nữa để tránh biến chứng đột quỵ. Ngoài ra, cần tránh xa thuốc lá, thay đổi thói quen sinh hoạt trước khi đặt vấn đề tầm soát đột quỵ.

Tại TPHCM, bạn có thể đến các bệnh viện: BV Nhân dân 115, BV Thống Nhất, BV Nhân dân Gia định, BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược TPHCM… để đánh giá các nguy cơ đột quỵ và tiến hành tầm soát.

Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp phòng mạch của TS.BS Trần Chí Cường tại 53 Phạm Hữu Chí, P.12, Q.5, TPHCM để tầm soát đột quỵ. BS Cường được xem là “bàn tay vàng” trong ngoại thần kinh, đã phẫu thuật cứu sống rất nhiều người bệnh đột quỵ, kể cả người nổi tiếng, chính trị gia… Ngoài ra, phòng khám hiện tại của BS Cường còn khám miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Thân mến!

Ban Biên tập kênh Bệnh đột quỵ

  • Từ khóa:

Hỏi đáp dịch vụ

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Hướng dẫn nhận biết ngưng thở khi ngủ

Hướng dẫn nhận biết ngưng thở khi ngủ

Làm thế nào để nhận biết người có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ? Ai có nguy cơ bị mắc và làm thế nào để chẩn đoán, điều trị ngưng thở khi ngủ? TS.BS Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai sẽ giúp cho quý đọc giả hiểu rõ vấn đề này trong bài viết sau.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ