Sau đột quỵ có được đi máy bay, xe khách?
Sau một thời gian dài giãn cách và dịp Tết cận kề, nhiều người sẽ lên kế hoạch cho chuyến du lịch hoặc thăm nhà. Trong đó, băn khoăn lớn nhất của những người bệnh từng bị đột quỵ não thời điểm đó là, họ có “vật thể lạ” trong mạch máu như stent, coil… thì có được di chuyển bằng máy bay hay xe khách.
Trả lời về vấn đề này, BS.CK2 Nguyễn Hữu Hậu – Trưởng đơn vị can thiệp mạch máu não – Bệnh Gia An 115 nhấn mạnh, với người bệnh đột quỵ, sau khi được điều trị và tái khám theo dõi định kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá sự hồi phục của người bệnh theo thang điểm mRs.
“Nếu thang điểm này <2 thì bệnh nhân có cuộc sống sinh hoạt và di chuyển hoàn toàn bình thường, nếu thang điểm này >4 – 5 thì mọi vấn đề của bệnh nhân cần phải có người chăm sóc xuyên suốt. Ngoài ra, vấn đề di chuyển bằng các phương tiện hàng không hoặc đường bộ… thì không có chống chỉ định nếu không có bệnh lý đi kèm” – BS.CK2 Nguyễn Hữu Hậu cho biết.
Trong khi đó, PGS.TS.BS Mai Duy Tôn – Bệnh viện Bạch Mai dẫn chứng thông tin từ Hội Đột quỵ Anh cho thấy, người bệnh bị đột quỵ não không nên đi máy bay trong vòng 2 tuần sau đột quỵ. Nếu người bệnh bị đột quỵ nặng, thời gian phải tránh đi máy bay lên tới 3 tháng. Ngược lại, với những trường hợp đột quỵ nhẹ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, nếu đã hồi phục hoàn toàn thì người bệnh có thể đi máy bay tối thiểu sau 3-10 ngày.
Sau đột quỵ, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ đang theo dõi, điều trị cho mình để có lời khuyên tốt nhất nên di chuyển bằng phương tiện gì khi có nhu cầu đi lại (Ảnh minh họa)
Thực tế, quá trình đi máy bay rất ít khả năng gây đột quỵ não, hoặc cơn đột quỵ tái phát, với xác suất là 1 phần triệu người đi máy bay. Nguy cơ chính của việc đi máy bay sau đột quỵ não là sự xuất hiện các cục máu đông, đặc biệt là huyết khối tĩnh mạch sâu có thể dẫn đến tắc mạch phổi nếu cục máu đông di chuyển lên động mạch phổi. Cục máu đông dễ hình thành khi dòng máu chảy chậm đặc biệt khi bệnh nhân ngồi, ít vận động trong những chuyến bay thời gian dài.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các chuyên gia đều khuyến cáo, tốt nhất trước khi đi máy bay hoặc di chuyển bằng các phương tiện khác cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ đang theo dõi, khám định kỳ. Đồng thời, nếu người bệnh cần sự hỗ trợ đặc biệt, hoặc còn yếu về vận động, thị lực hoặc lời nói thì nên thông báo với hãng hàng không hoặc phi hành đoàn để được hỗ trợ xe lăn, giao tiếp khi cần.
Song song đó, điều quan trọng là bạn phải nhớ mang theo thuốc và dùng thuốc hàng ngày. Cần chuẩn bị đầy đủ thuốc cho hành trình dự kiến của mình. Nên để thuốc trong hành lý sách tay, không nên để thuốc trong hành lý ký gửi.
Tuệ Giang
- Từ khóa:
Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?
Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đang dự hội thảo ở Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh bất ngờ đột quỵ xuất huyết não
Đang tham dự hội thảo tại Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh đột ngột đau đầu, lơ mơ, sau khi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và được chẩn đoán xuất huyết não, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2 thì chuyển vào Bệnh viện Chợ rẫy để điều trị.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim