Rung nhĩ và đột quỵ, liệu có liên quan?

Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người rung nhĩ (AF) có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn khoảng 5 lần so với những người bình thường.

22-01-2022 15:55
Theo dõi trên |
1. Điều gì làm cho đột quỵ dễ xảy ra?
Các bác sĩ đã phân tích những người rung nhĩ (AFib) có khả năng bị đột quỵ vào một thời điểm nào đó trong đời và họ nhận thấy những xu hướng khác biệt. Trong khi chỉ đơn giản có AFib làm tăng khả năng bị đột quỵ, có một số thứ khác mà khi kết hợp với AFib có thể làm cho khả năng đột quỵ cao hơn.
Tuổi tác: Các nghiên cứu nói rằng rung nhĩ là nguyên nhân trực tiếp của 1 trong 4 trường hợp đột quỵ ở những người trên 80 tuổi.Giới tính: Phụ nữ bị AFib có nguy cơ đột quỵ cao hơn gần 50% so với nam giới.Huyết áp: Những người bị AFib và huyết áp cao có nguy cơ bị đột quỵ cao nhất.

Những điều khác làm cho những người AFib dễ bị đột quỵ hơn bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Đã từng bị đột quỵ trước đây, bao gồm đột quỵ im lặng hoặc đột quỵ nhỏ
  • Tiền sử suy tim, bệnh tim hoặc các bệnh tim khác như cơ tim, hẹp van hai lá hoặc viêm xoang.


Rung nhĩ (AFib) có thể dẫn đến đột quỵ và đau tim hoặc suy tim.

2. Phân biệt triệu chứng đột quỵ

Bạn nên học cách phân biệt giữa các triệu chứng AFib thông thường và các dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ.

Gọi 115 nếu bạn đột ngột:

  • Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt của bạn
  • Đau đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân hoặc lý do
  • Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân của bạn
  • Lú lẫn hoặc khó nói, khó hiểu
  • Chóng mặt, khó đi lại hoặc mất thăng bằng hay mất phối hợp

Một cách dễ dàng khác để phát hiện đột quỵ đó là ghi nhớ từ viết tắt FAST:

Mặt xệ xuống: Một bên mặt của bạn có bị xệ xuống hoặc có cảm giác tê không? Hãy thử mỉm cười hoặc yêu cầu người kia cười và xem miệng có lệch không.

Yếu cánh tay: Một trong 2 cánh tay của bạn có cảm thấy yếu hoặc tê liệt không? Nâng cả hai cánh tay của bạn lên và xem một trong hai cánh tay có bị rơi xuống không.

Nói khó: Giọng nói của bạn có bị nói ngọng, hay bạn cảm thấy mình không thể nói được hoặc khó hiểu? Nếu bạn đang ở với người khác, hãy xem liệu có thể yêu cầu họ lặp lại một câu đơn giản một cách chính xác hay không.

Thời gian: Nếu bạn hoặc người bạn đi cùng có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy gọi 115 hoặc đưa họ đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức.

3. Phòng ngừa đột quỵ

Tuân thủ kế hoạch điều trị AFib mà bác sĩ kê cho bạn có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Một trong những cách phổ mà bác sĩ điều trị AFib và giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ là kê đơn thuốc để ngăn hình thành cục máu đông.

Các nghiên cứu cho thấy những người bị AFib dùng thuốc làm loãng máu có thể giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50% -66% so với những người khác.

Ngoài ra, còn có các cách khác để giảm nguy cơ đột quỵ bao gồm:

  • Duy trì cân nặng hợp lý và hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Theo dõi huyết áp và cholesterol của bạn để giữ ở mức cân đối.
  • Từ bỏ hút thuốc.
  • Hạn chế uống rượu: Đối với nam giới, không quá hai ly mỗi ngày và đối với phụ nữ, một ly mỗi ngày hoặc ít hơn.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít chất béo. Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo chuyển hóa hoặc chất béo bão hòa, muối và cholesterol.

Thế Anh, theo webmd

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ