Rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não
Rối loạn nuốt là một di chứng tai biến mạch máu não rất thường gặp, ngoài việc làm người bệnh khó khăn trong ăn uống, rối loạn nuốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hít sặc, viêm phổi, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.
Rối loạn nuốt gặp 28 – 67% bệnh nhân sau đột quỵ não có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Khoảng 30 – 40% bệnh nhân đột quỵ não được ghi nhận có rối loạn nuốt trong 24 giờ đầu.
Tuy nhiên, tỷ lệ hít sặc trong giai đoạn cấp còn được ghi nhận cao hơn, từ 67% trong 72 giờ đầu, tới 43% trong 7 ngày. Tỷ lệ hồi phục trong bảy ngày đầu là 73%, tuy nhiên có 11%-19% tồn tại rối loạn nuốt kéo dài (trên sáu tháng).
Nếu không được điều trị, các rối loạn này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi do hít, suy dinh dưỡng, mất nước, sụt cân, tắc nghẽn đường hô hấp, v.v…
Bệnh nhân đột quỵ não cần được nhân viên y tế đánh giá rối loạn nuốt trước khi sử dụng thức ăn đường miệng.
Mục lục
Các dấu hiệu nghi ngờ có rối loạn nuốt khi đang chăm sóc bệnh nhân
– Khi bệnh nhân đang ăn uống thì thức ăn, nước uống trong miệng chảy ra ngoài, rơi vãi thức ăn. Bệnh nhân thường xuyên bị chảy nước bọt, nước bọt bị đọng nhiều trong miệng.
– Khó khăn trong việc cắn, nhai, dừng lưỡi di chuyển thức ăn, ngậm thức ăn lâu, phải gắng sức khi nuốt, khi nuốt vẫn thấy thức ăn vướng trong họng.
– Bệnh nhân bị ho hoặc sặc khi nuốt. Thường xuyên ho khi đang nhai chưa nuốt, khi mới nuốt và một thời gian lâu sau khi nuốt.
– Bệnh nhân bị thay đổi giọng nói, tốc độ nói sau ăn.
– Bị viêm phổi tái phát nhiều lần, sụt cân không rõ nguyên nhân, thay đổi thói quen ăn uống.
– Bệnh nhân có rối loạn nuốt cần được các bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng ngôn ngữ đánh giá. Có thể phải đặt ống thông dạ dày nuôi ăn, hoặc mở thông dạ dày (nếu rối loạn nuốt không hồi phục, chỉ đánh giá sau ba tuần).
Xem thêm: Rối loạn nuốt sau đột quỵ, làm gì để phục hồi?
Các thức ăn được khuyến cáo trong giai đoạn đầu hồi phục
Xúp hoặc cháo dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ
– Các loại thức ăn cần được chế biến để ăn dễ dàng, ví dụ, thực phầm mềm có thể dễ nuốt hơn so với chất lỏng như nước hoặc nước trái cây. Bệnh nhân cũng có thể phù hợp với:
– Chất lỏng đặc tương đương pudding hoặc mật ong. Thực phẩm mềm hơn hoặc mịn hơn (như khoai tây nghiền).
– Thực phẩm đã được cắt nhỏ hoặc bầm thành miếng nhỏ hơn.
– Thực phẩm đã được xay nhuyễn hoặc cho vào máy xay.
Khi rối loạn nuốt được cải thiện, hầu hết những người sống sót sau đột quỵ não có thể quay lại ăn uống bình thường.
Những điều cần biết khi tập ăn:
– Hãy ngồi thẳng trên giường hoặc ghế khi ăn.
– Cắn những miếng nhỏ. Hãy thử dùng muỗng cà phê thay cho muỗng canh.
– Nhai ở bên miệng khỏe hơn.
– Nhai kỹ trước khi nuốt.
– Làm sạch cổ họng và miệng sau mỗi lần ăn.
– Không nói chuyện trong khi nhai.
– Nếu bệnh nahn6 bị chảy nước dãi nhiều và thường xuyên, hãy lau mặt bằng khăn ăn hoặc vải mềm.
– Tránh bị mất tập trung khi ăn. Tắt tivi hoặc radio. Tránh các nhà hàng và phòng ăn đông đúc, bệnh nhân dễ bị phân tâm trong khi ăn.
– Sau khi ăn, loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt trong má bằng ngón tay của bạn. Sử dụng một chiếc gương nhỏ để xem nơi thức ăn bị mắc kẹt. Đánh răng và súc miệng sau mỗi bữa ăn.
– Nếu bệnh nhân bị ợ nóng hoặc trào ngược sau khi ăn, hãy cố gắng tránh các thực phẩm có gia vị; trái cây, nước ép cam quýt và các thực phẩm có tính acid khác (ví dụ: cà chua); đồ uống có caffeine, chẳng hạn như cà phê, trà, chocolate hoặc bạc hà; thực phẩm chiên, nhiều chất béo.
Trọng Dy (ghi) – benhdotquy
Nguồn: Đột quỵ não, những quy tắc vàng trong dự phòng và chăm sóc đột quỵ – Chủ biên PGS.TS Mai Duy Tôn
- Từ khóa:
- bệnh đột quỵ
- Đột quỵ
- tai biến mạch máu não
Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc
PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Phân biệt các loại nhức đầu thường gặp
Nhức đầu là triệu chứng phổ biến, dấu hiệu này có thể cảnh báo cho rất nhiều tình trạng bệnh lý. Trong bài viết dưới đây, GS.TS.BS Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydney sẽ chia sẻ về những loại đau đầu thường gặp, cũng như cách nhận biết và điều trị tình trạng này.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim