Quy trình cấp cứu đột quỵ tại Nhật

Nắm rõ quy trình cấp cứu đột quỵ là điều vô cùng cần thiết, điều này giúp người bệnh và gia đình biết được những điều người nhà hoặc bản thân mình phải thực hiện nếu không may xảy ra đột quỵ. Vậy quỵ trình cấp cứu đột quỵ tại Nhật có điểm gì khác so với quỵ trình cấp cứu đột quỵ tại Việt Nam.

01-08-2023 06:47
Theo dõi trên |
  1. Gọi điện

– Số điện thoại cấp cứu Nhật Bản: 7119

– Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo: +81 80 3590 9136

  1. Chuyển đến bệnh viện gần nhất

– Bệnh viện lớn hỗ trợ cấp cứu đột quỵ tại Tokyo: Bệnh viện Koryukai Tâm Kyuryo, Bệnh viện Kenkokai Sogo Tokyo, Bệnh viện Kosei trực thuộc Rissho Koseikai, Bệnh viện Nerima Hikarigaoka, Bệnh viện Asoka, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tây Tokyo

– Trung tâm lớn về chăm sóc cấp cứu đột quỵ tại Nhật Bản: Teine Keijinkai Hospital, Sapporo, Japan – Khoa Thần Kinh

Hình minh họa (nguồn: town.aridagawa)

  1. Tiếp nhận tại khoa cấp cứu

Trong quá trinh chuyển đến bệnh viện, nhân viên y tế thu thập thông tin về người bệnh, bao gồm:

– Triệu chứng đột quỵ

– Thời gian xuất hiện dấu hiệu đột quỵ đầu tiên

– Tiền sử đột quỵ của người bệnh và các thành viên trong gia đình

– Tiền sử các bệnh lý nền liên quan

– Các loại thuốc đang sử dụng

– Lúc chuyển đến bệnh viện, điều dưỡng ghi các chỉ số sinh tồn như: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở,…

  1. Chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh

Tại khoa thần kinh, bệnh nhân được chụp hình ảnh sọ não (CT scan/ MRI/MRA sọ) để đánh giá tình trạng lưu lượng máu não cấp tính:

– CT scan: Thời gian 5-10 phút. Chỉ định sau khi có các va đập hay chấn thương. Thường được sử dụng trong cấp cứu

– MRI: Thời gian 10-20 phút. Chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, co giật, động kinh, khối u,.. Thường được sử dụng trong giải phẫu. Phương pháp này an toàn và cho hình ảnh rõ nét hơn so với CT scan

– MRA sọ: Kiểm tra tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn của động mạch não

– Chụp mạch máu cộng hưởng từ MRA (Magnetic Resonance Angiography) là một dạng chụp cộng hưởng từ MRI đặc biệt, giúp khảo sát tim và các mạch máu trong cơ thể

– Thường ít sử dụng trong trường hợp cấp cứu vì thời gian chụp lâu hơn, khoảng 60 phút

– Tuy nhiên phương pháp này giúp phát hiện được bệnh lý về máu rõ hơn các phương pháp khác

– Siêu âm: Kiểm tra tình trạng của động mạch cảnh

– Siêu âm tim: Kiểm tra sự hiện diện hay vắng mặt của huyết khối và dị vật trong tim

  1. Điều trị tại khoa Nội Thần Kinh

Truyền nhỏ giọt t-PA bằng thuốc tiêu sợi huyết nếu đủ điều kiện:

– Tuổi >=18 tuổi

– Thời gian khởi phát đột quỵ đến khi dùng thuốc ≤ 3h, có thể mở rộng đến 4,5h

– Chẩn đoán nhồi máu não cấp với 4 < NIHSS < 22

– Không có hình ảnh xuất huyết não trên CT/or MRI

– Nếu phương pháp trên không được chỉ định, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc truyền dịch tĩnh mạch.

– Phương pháp điều trị tiêu biểu là laser nội mạch. Phương pháp này có đặc điểm chỉ cần đặt kim như  phương pháp truyền dịch tại một vị trí mạch máu thì nó sẽ có tác dụng đi khắp cơ thể bằng tác dụng của laser. Ưu điểm của laser nội mạch là ít tốn kém và hầu như không có tác dụng phụ nhưng lại mang lại hiệu quả cao và phòng ngừa biến chứng.

Xem thêm: Điều kiện cần và đủ trong điều trị đột quỵ

  1. Chăm sóc sau phẫu thuật

– Chụp phim sọ não sau 24 giờ phẫu thuật để theo dõi điều trị

– Đo huyết áp: luôn đảm bảo huyết áp dưới 140/90mmHg bằng cách sử dụng chế độ ăn uống hợp lý

– Hạn chế: muối, chất béo, thức uống có cồn và caffein, ngưng hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc

– Tăng cường: thành phần kali, canxi, magie, vitamin C, vitamin D và các chất oxy hóa, chất xơ

– Kiểm soát đường huyết

– Quản lý mức cholesterol

– Ngăn chặn rung tâm nhĩ/ loạn nhịp tim bằng cách đo nhịp tim thường xuyên

  1. Di chứng sau phẫu thuật

– Chứng mất trí nhớ Alzheimer do mạch máu là chứng phổ biến nhất sau phẫu thuật đột quỵ

– Động kinh

– Trầm cảm

– Giảm thiểu cơ

– Khó nuốt, viêm phổi

Tài liệu tham khảo:

  1. Tổ chức chăm sóc đột quỵ tại Nhật Bản

  2. Quy trình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Quân y 175

  3. Cấp cứu đột quỵ: Sơ cứu, chuyển viện và can thiệp thế nào hiệu quả 

  4. Số điện thoại Nhật Bản – những thông tin cần biết

  5. Góc tư vấn từ chuyên gia: chụp MRI và CT cái nào tốt hơn? 

  6. Điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch

  7. Khoa Y học cổ truyền ứng dụng Laser nội mạch – phương pháp điều trị Đông y hiện đại, hiệu quả

  8. Chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý gì? 

  9. Virus corona mới Kiểm tra trước khi khám bệnh!

  10. Đột quỵ

benhdotquy.net

  • Từ khóa:
Quảng cáo

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ