Phú Thọ: Bé gái 8 tuổi bất ngờ méo miệng do liệt mặt ngoại biên bên phải
Ngay khi phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường ăn uống rơi vãi, méo miệng, miệng lệch sang trái, mắt nhắm không kín… người nhà đã lập tức đưa vào viện, qua thăm khám bé gái được chẩn đoán bị chứng liệt bell.
Bé gái H.D.C. (8 tuổi, ngụ tại Phú Thọ) được mẹ phát hiện có triệu chứng bất thường trên mặt nên đưa đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ). Sau kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị liệt mặt ngoại biên bên phải.
Sau 6 ngày điều trị bằng các thủ thuật y học cổ truyền, hiện gương mặt bé cân đối hơn nhưng chưa phục hồi hoàn toàn.
Theo BS.CK1 Phạm Anh Hùng, Trưởng khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, hiện nay khoa cũng đang điều trị cho 3 bệnh nhân khác cũng bị chứng liệt bell. Nguyên nhân chủ yếu gây liệt mặt ngoại biên là lạnh. Bởi dây thần kinh số 7 ngoại biên nằm sát với bề mặt da nên rất nhạy cảm với nhiệt độ.
Ảnh minh họa.
Nếu gặp lạnh đột ngột, mạch máu nuôi sẽ co lại gây tổn thương thần kinh số 7 ngoại biên. Chỉ mất vài giây khi tiếp xúc với nguồn lạnh, người dân đã có thể mắc bệnh.
Bác sĩ Hùng khuyến cáo mùa hè không nên mở điều hòa quá lạnh. Bạn cần giữ ấm đầu, mặt, cổ, tránh gió lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Người dân cũng tuyệt đối không tắm quá khuya.
Khi cho trẻ nhỏ ra ngoài trời vào lúc sáng sớm hoặc đêm muộn, cha mẹ cần mặc ấm, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn. Gia đình cũng tránh cho trẻ ngồi nơi gió lùa, đi đường xa phải che ấm hàm, đeo khẩu trang, không nên cho trẻ ngồi phía trước xe máy.
Liệt dây thần kinh số 7 (liệt bell) là gì? Liệt mặt hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7, liệt Bell, là một bệnh thần kinh ngoại biên không rõ nguyên nhân. Đây là tình trạng một bên cơ mặt trở nên yếu hoặc chảy xệ xuống do dây thần kinh điều khiển cho cơ mặt bị tổn thương hoặc mất chức năng. Hầu hết bệnh nhân liệt mặt có thể hồi phục hoàn toàn, nhưng cũng có một số người phải mang di chứng suốt cuộc đời. Liệt mặt hai bên rất hiếm gặp với tỷ lệ chỉ 0,3 – 2% các bệnh liệt trên khuôn mặt. Ước tính, cứ khoảng 100.000 người thì có 20 – 25 trường hợp bị mắc bệnh liệt mặt trên thế giới. Trong đó, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc cao hơn với tỷ lệ 43 trường hợp/100.000 người. Liệt dây thần kinh mặt xuất hiện ở trẻ em ít hơn 2 – 4 lần so với người lớn. Trẻ em dưới 2 tuổi rất hiếm khi mắc phải căn bệnh này. Liệt mặt là một căn bệnh về thần kinh ngoại biên thường gặp. Việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh có thể giúp ích nhiều cho việc phòng ngừa các di chứng nặng ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe lâu dài của người bệnh. |
- Từ khóa:
Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc
PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Phân biệt các loại nhức đầu thường gặp
Nhức đầu là triệu chứng phổ biến, dấu hiệu này có thể cảnh báo cho rất nhiều tình trạng bệnh lý. Trong bài viết dưới đây, GS.TS.BS Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydney sẽ chia sẻ về những loại đau đầu thường gặp, cũng như cách nhận biết và điều trị tình trạng này.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim