Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ như thế nào?

Chào BS,
Gần đây tôi đọc nhiều bài báo thấy người trẻ khoảng 20-30 cũng bị đột quỵ, vì sao lại bị đột quỵ ở lứa tuổi này vậy BS? Điều này làm tôi rất hoang mang vì không biết độ tuổi nào dễ bị đột quỵ, có phải trẻ em cũng bị hay không? Cách nào phòng chống đột quỵ khi tuổi còn quá trẻ? Ngoài bệnh tim mạch thì còn những loại bệnh nào dẫn đến đột quỵ? Chân thành cảm ơn BS đã giải đáp.
(Bạn đọc T.H.V – vangia…@gmail.com)

28-11-2023 16:14
Theo dõi trên |

Ảnh minh họa

Chào bạn,

Đột quỵ vẫn có thể xảy ra ở người trẻ, đôi khi là ở trẻ em. BS đã từng điều trị cho những trường hợp đột quỵ trẻ em dưới 10 tuổi. Nhóm bệnh nhân này thường có bệnh sẵn: dị dạng mạch máu não bẩm sinh, các thông nối động tĩnh mạch trong bào thai…

Nói chung, đột quỵ ở người trẻ thường có nguyên nhân do bệnh lý mạch máu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây với các yếu tố tác động xấu từ môi trường ô nhiễm, thức ăn, lối sống sinh hoạt uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá nhiều, ít vận động, căng thẳng quá mức… làm cho bệnh đột quỵ ở người trẻ dưới 40 tuổi tăng cao hơn trước.

Biện pháp phòng tránh nói chung đã được biết đến rất nhiều, tuy vậy việc thực hiện chưa được rộng rãi trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ ít tiếp cận các kênh truyền thông sức khỏe và tự tin vào sức khỏe của mình.

Việc phòng tránh cơ bản phải lâu dài và kiên trì thực hiện mặc dù rất đơn giản:

– Không hút thuốc lá, tránh hít khói thuốc lá thụ động

– Giữ môi trường sống tốt, tránh tiếp xúc các hóa chất độc hại, đặc biệt là xăng, dầu, các chất chứa chì

– Không uống rượu bia thường xuyên

– Tập thể dục mỗi ngày tối thiểu 30 phút

– Kiểm soát cân nặng tránh thừa cân, béo phì

– Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc

– Không sử dụng thuốc kích thích, không sử dụng thuốc ngừa thai bừa bãi

– Đo huyết áp tối thiểu 1 tháng/lần hoặc nhiều hơn nếu trong gia đình có bố mẹ bị tăng huyết áp lúc trẻ tuổi hoặc từng có người đột quỵ lúc trẻ.

Ngoài ra, nên đi khám BS chuyên khoa Thần kinh – Đột quỵ khi huyết áp cao hơn 140 mmHg hay có những triệu chứng đau đầu dữ dội kéo dài, tê yếu tay chân thoáng qua, ngất xỉu, mất ý thức từng cơn, động kinh, co giật tay chân… Vì có rất nhiều trường hợp bệnh nhân động kinh là do dị dạng mạch máu não khi dị dạng này căng quá mức có thể vỡ ra làm bệnh nhân động kinh đột quỵ. Tuy nhiên, tỷ lệ dị dạng mạch máu não trên người bình thường chưa quá 1% dân số. Do đó, ý nghĩa trong cộng đồng nếu không có các triệu chứng bất thường như kể trên thì chúng ta không cần phải quá mức lo lắng.

Thân mến.

TS Trần Chí Cường

  • Từ khóa:

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng ­ Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ