Phân biệt triệu chứng đột quỵ và bệnh đa xơ cứng?

Khi bạn bị đột quỵ, mạch máu bị tắc hoặc vỡ sẽ cắt nguồn cung cấp máu cho một phần não của bạn. Với đa xơ cứng (MS), bạn sẽ mắc một căn bệnh suốt đời khi hệ thống miễn dịch – cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng, tấn công các dây thần kinh trong não và tủy sống của bạn.

08-01-2022 15:43
Theo dõi trên |

Đột quỵ và MS là hai bệnh rất khác nhau, nhưng triệu chứng có thể giống nhau, khiến bạn có thể bị nhầm lẫn. Điều quan trọng là phải biết sự khác biệt. Bởi, bạn có thể đợi để nói chuyện với bác sĩ về đợt bùng phát MS, trong khi nếu bạn chờ đợi để được điều trị đột quỵ đó có thể là một vấn đề sinh tử.

Điểm chung của MS và đột quỵ là các triệu chứng mà chúng gây ra. Tùy thuộc vào phần nào của não mà chúng ảnh hưởng, cả hai đều có thể khiến bạn:

– Cảm thấy bối rối hoặc có những thay đổi trong cách bạn suy nghĩ và tập trung

– Chóng mặt và lâng lâng

– Đau đầu

– Cảm thấy tê hoặc yếu ở cánh tay, mặt hoặc chân của bạn

– Có vấn đề về giọng nói, như nói ngọng

– Cảm thấy khó đi bộ

– Có vấn đề khi nhìn


Bệnh xơ cứng là một bệnh gây ra các vấn đề liên quan đến thị lực, tê, ngứa, yếu cơ và những triệu chứng khác (Ảnh minh họa)

Làm thế nào có thể phân biệt bệnh đa xơ cứng và đột quỵ?

Phân biệt MS và đột quỵ không phải dễ dàng. Nếu bạn đã ở bệnh viện, việc chụp MRI có thể cho thấy sự khác biệt, tuy nhiên điều đó không có ý nghĩa nếu bạn đang ở nhà với một cánh tay tê liệt hoặc tầm nhìn bị hạn chế. Khi

Dưới đây là một số manh mối giúp bạn có thể tìm kiếm sự khác biệt giữa đột quỵ và bệnh đa xơ cứng:

– Hãy chú ý đến việc các triệu chứng của bạn đến nhanh như thế nào. Một cơn đột quỵ là đột ngột. Một đợt bùng phát đa xơ cứng có xu hướng biểu hiện chậm hơn, thường là hàng giờ hoặc hàng ngày. Vì vậy, tốc độ mà các triệu chứng tấn công có thể cung cấp cho bạn về điều gì đang xảy ra với cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đang ngủ khi cơn bùng phát bắt đầu hoặc bỏ lỡ những dấu hiệu đầu tiên, thì nó có thể không rõ ràng lắm.

– Để ý các triệu chứng bất thường. Mất khả năng nói và hiểu không phải là triệu chứng phổ biến của bệnh đa xơ cứng. Vì vậy, nếu bình thường bạn không gặp vấn đề này với cơn bùng phát bệnh đa xơ cứng, chúng có thể là một dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

Ngược lại, trong đa xơ cứng có thể gây ra các vấn đề khác mà thường đột quỵ không có, chẳng hạn như co thắt cơ, đau và các vấn đề về ruột và bàng quang. Vì vậy, khi những triệu chứng này xảy ra thì nhiều khả năng là một cơn bùng phát bệnh đa xơ cứng.

– Cũng không bình thường nếu phát triển bệnh đa xơ cứng sau 50 tuổi, trong khi đột quỵ phổ biến hơn sau độ tuổi đó. Hãy nhớ rằng đây chỉ là những manh mối và bạn có thể cần sự trợ giúp của bác sĩ để phân loại.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Nếu đó là một cơn đột quỵ, bạn không có thời gian để chờ đợi. Điều trị nhanh chóng có thể cứu sống bạn và giúp ngăn ngừa các vấn đề lâu dài. Nếu đó chỉ là một đợt tái phát bệnh đa xơ cứng, thì điều quan trọng là bác sĩ của bạn cũng phải biết. Đây có thể là dấu hiệu để thực hiện một số thay đổi trong cách bạn quản lý bệnh đa xơ cứng của mình. Các đợt bùng phát bệnh đa xơ cứng có thể cần được điều trị tại bệnh viện bằng steroid IV. Pseudoflares do nhiễm trùng cũng có thể cần điều trị.

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là nói chuyện với bác sĩ về khả năng bị đột quỵ. Nếu bạn có các vấn đề như tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao hoặc cholesterol cao, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát chúng.

Hồng Anh – dịch từ webmd

Quảng cáo
Sự gia tăng đột quỵ đáng lo ngại ở người trẻ 

Sự gia tăng đột quỵ đáng lo ngại ở người trẻ 

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa với các con số đáng báo động trong thời gian gần đây tại nhiều cơ sở y tế cấp cứu đột quỵ trên cả nước. Mỗi năm có thêm 200.000 người Việt mắc bệnh này và số trường hợp tử vong do đột quỵ là 11.000 người. Trong đó, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm 10-15%. Các chuyên gia nói gì về điều này?

Multimedia

Theo dõi trên:

Video

Hướng dẫn cấp cứu bệnh nhân đột quỵ ngoài cộng đồng

Sơ cứu đột quỵ tại chỗ đảm bảo an toàn cho người bệnh trước khi nhận được sự can thiệp từ đội ngũ y bác sĩ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các phương pháp sơ cứu đúng cách. Trong video dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ hướng dẫn các phương pháp sơ cứu đúng cách nếu gặp trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ