Những người bị COVID-19 có nguy cơ đông máu và đột quỵ: Xảy ra ở độ tuổi nào, làm sao chẩn đoán?
Ngoài việc gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, có bằng chứng rõ ràng COVID-19 gây ra bất thường trong quá trình đông máu. Bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 nặng có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn trong tĩnh mạch và động mạch.
Cục máu đông có thể xảy ra sâu trong tĩnh mạch chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và có thể di chuyển đến phổi, gây tắc mạch phổi, hạn chế lưu lượng máu và oxy, có thể gây tử vong. Cục máu đông trong động mạch có thể gây ra các cơn đau tim khi chúng ngăn chặn nguồn cung cấp máu đến tim, hoặc đột quỵ khi chúng ngăn chặn nguồn cung cấp oxy cho não.
Cục máu đông có thể gây ra thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não… (Ảnh minh họa)
Vậy điều gì đang xảy ra trong cơ thể của những người bị COVID-19? Và các bác sĩ lâm sàng đang làm gì để điều trị hoặc ngăn ngừa biến chứng này?
Những cục máu đông này làm gì?
Dữ liệu gần đây từ Hà Lan và Pháp cho thấy rằng trong số những bệnh nhân mắc COVID-19 được đưa vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU), 30-70% hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của chân hoặc trong phổi. Khoảng 1/4 bệnh nhân COVID-19 được nhận vào ICU sẽ bị thuyên tắc phổi.
Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với những gì chúng ta thường thấy ở những bệnh nhân cần nhập viện ICU vì những lý do khác ngoài COVID-19.
Nguy cơ đột quỵ cao hơn
Những bệnh nhân nhập viện với COVID-19 cũng có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn khi so sánh với dân số chung.
Thông thường, nguy cơ bị đột quỵ có liên quan đến tuổi tác ngày càng tăng, cũng như các yếu tố nguy cơ khác như huyết áp cao, mức cholesterol cao hoặc hút thuốc.
Tuy nhiên, tỷ lệ đột quỵ cao hơn ở bệnh nhân COVID-19 là hơi bất thường vì nó dường như cũng xảy ra ở những người dưới 50 tuổi, không có yếu tố nguy cơ đột quỵ nào khác.
Mức độ oxy thấp
COVID-19 dường như cũng liên quan đến cục máu đông trong các mạch máu nhỏ quan trọng đối với việc vận chuyển oxy trong các cơ quan. Các báo cáo khám nghiệm tử thi đã chỉ ra các yếu tố của SARS-CoV-2 – loại virus gây ra COVID-19, trong các tế bào lót các mạch máu nhỏ này ở phổi, thận và ruột.
Điều này có thể dẫn đến các cục máu đông nhỏ trong các mạch máu nhỏ này làm rối loạn lưu lượng máu bình thường và khả năng cung cấp oxy của máu đến các cơ quan này.
Điều quan trọng, những cục máu đông nhỏ này có thể làm giảm chức năng bình thường của phổi. Nếu những cục máu đông nhỏ này đến phổi, nó có thể ngăn cản oxy đi vào máu hiệu quả như bình thường. Điều này có thể giải thích tại sao những bệnh nhân bị COVID-19 nặng có thể có mức oxy rất thấp.
Điều trị và chẩn đoán cục máu đông rất khó
Khi bệnh nhân nhập viện, vì COVID-19 hoặc bất kỳ tình trạng nào khác khiến họ phải nằm liệt giường, thông thường là sử dụng thuốc làm loãng máu liều thấp để ngăn ngừa sự phát triển của cục máu đông.
Tuy nhiên, do những bệnh nhân có COVID-19 dường như có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn, người ta vẫn đang tranh luận về việc liệu có cần dùng liều cao hơn chất làm loãng máu để ngăn ngừa các biến chứng đông máu này hay không. Các thử nghiệm đang được tiến hành để cố gắng trả lời câu hỏi quan trọng này.
Chẩn đoán các cục máu đông này ở bệnh nhân COVID-19 cũng có thể đặc biệt khó khăn.
Thứ nhất, các triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng phổi nặng hơn liên quan đến virus có thể không phân biệt được với các triệu chứng của thuyên tắc phổi.
Một thách thức khác trong COVID-19 là virus có thể tác động đến các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán cục máu đông tĩnh mạch.
Một ví dụ điển hình về điều này là xét nghiệm D-dimer – một phép đo lượng máu đông trong cơ thể. Thông thường, xét nghiệm này sẽ cao hơn ở hầu hết mọi người có cục máu đông tĩnh mạch mới. Tuy nhiên, những người bị nhiễm COVID-19 nặng cũng có thể có D-dimer tăng cao chỉ đơn giản là do nhiễm trùng nặng.
Ở một số bệnh nhân, điều này có nghĩa là xét nghiệm không còn hữu ích để chẩn đoán cục máu đông.
Tại sao COVID-19 gây đông máu?
Hiện có nhiều giả thuyết lý giải về sự hình thành cục máu đông ở người mắc COVID-19 (Ảnh minh họa)
Một giả thuyết cho rằng tỷ lệ cục máu đông tăng lên trong COVID-19 chỉ đơn giản là phản ánh tình trạng đặc biệt không khỏe và bất động. Tuy nhiên, dữ liệu hiện tại cho thấy nguy cơ đông máu ở bệnh nhân COVID-19 lớn hơn đáng kể so với những gì thường thấy ở bệnh nhân nhập viện và ICU.
Một lời giải thích tiềm năng khác là virus đang tác động trực tiếp vào các tế bào lót trong mạch máu của chúng ta. Khi cơ thể chống lại nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt để cố gắng tiêu diệt kẻ xâm lược và nghiên cứu cho thấy hệ thống miễn dịch được kích hoạt có thể gây ra cục máu đông.
Người mắc COVID-19 nghiêm trọng, hệ thống miễn dịch dường như hoạt động quá mức. Điều này có thể dẫn đến sự kích hoạt không được kiểm soát của các tế bào thường làm ngừng đông máu.
Một khả năng khác là virus kích hoạt quá trình đông máu để tạo lợi thế sống sót cho nó. Virus SARS – một thành viên khác của họ coronavirus, có thể được “kích hoạt” thêm bởi một protein đông máu, tạo điều kiện cho virus xâm nhập tế bào hiệu quả hơn. Tuy nhiên, liệu đây có phải là trường hợp của COVID-19 hay không vẫn còn được điều tra.
Điều thú vị là, nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng chất làm loãng máu thường được sử dụng – heparin có thể có tác dụng kháng virus bằng cách liên kết với SARS-CoV-2 và ức chế một loại protein quan trọng mà virus sử dụng để bám vào tế bào.
Những gì chúng ta biết chắc chắn là các biến chứng đông máu đang nhanh chóng nổi lên như một mối đe dọa đáng kể từ COVID-19. Trong lĩnh vực này, chúng ta vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về virus, cách nó ảnh hưởng đến quá trình đông máu và các lựa chọn tốt nhất để phòng ngừa và điều trị các cục máu đông này.
Phương Nguyên – dịch từ hri.org.au
Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?
Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đang dự hội thảo ở Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh bất ngờ đột quỵ xuất huyết não
Đang tham dự hội thảo tại Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh đột ngột đau đầu, lơ mơ, sau khi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và được chẩn đoán xuất huyết não, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2 thì chuyển vào Bệnh viện Chợ rẫy để điều trị.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim