Nhịp tim không đều là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nhịp tim không đều do rung nhĩ đã gây ra đột quỵ cho Jill Enfield, nhưng cô đã không phát hiện ra cho đến đột quỵ xảy ra.

11-03-2022 17:05
Theo dõi trên |

Jill Enfield, 59 tuổi, một nhiếp ảnh gia thời trang ở thành phố New York không hề biết rằng mình bị rung nhĩ khi trở thành nạn nhân đột quỵ vào tháng 10/2009. Thậm chí, cô ấy còn không biết rung nhĩ là gì.

Cô được chẩn đoán mắc chứng sa van hai lá (có tên tiếng anh là MVP – Mitral Valve Prolaspe), là tình trạng một hoặc cả 2 lá van gặp tổn thương và bị phồng lên, sa vào nhĩ trái khi tâm thất trái co lại, dẫn đến tình trạng hở van tim.

Enfield cho biết: “Tôi liên tục cảm thấy tim mình loạn nhịp và phải ho để lấy lại nhịp điệu.”

Cô không biết rằng các vấn đề về tim của mình là do rung nhĩ – một tình trạng mà các buồng tim phía trên bắt đầu đập nhanh và bất thường cho đến vài tháng sau khi cô đột quỵ.

Nếu Enfield biết, cô ấy có thể đã thực hiện các bước để ngăn chặn cơn đột quỵ của mình. Gần 3/4 trường hợp đột quỵ do rung nhĩ có thể được ngăn ngừa bằng thuốc làm loãng máu, theo Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia. Rung tâm nhĩ không được chẩn đoán có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của một người lên đến năm lần.

Vượt qua chứng đột quỵ

Enfield bị đột quỵ vào một buổi sáng khi cô cố gắng đứng dậy khỏi giường, nhưng nhận thấy rằng cô không thể cử động chân trái của mình.

“Tôi tính dùng tay để cử động chân nhưng tôi không thể cử động cánh tay của mình. Tôi đã lấy cánh tay phải và đánh chồng tôi để làm anh ấy tỉnh lại. Tôi bảo anh ấy gọi cấp cứu, rằng tôi đang gặp nạn.”

Tại bệnh viện, các bác sĩ nói với chồng Enfield rằng cô ấy có khả năng sẽ không đi lại được nữa và chưa biết được điều gì đã gây ra đột quỵ cho cô ấy.

Enfield đành phải học cách bất chấp và cố gắng tập luyện. Đến tối hôm đó, cô ấy đã bắt đầu đi lại được nhưng không nhiều. Sau 6 ngày trong bệnh viện, cô ấy đã được xuất viện, nhưng không có thuốc và không có kế hoạch vật lý trị liệu. “Họ chỉ bảo tôi gọi bác sĩ sau 7 tuần nữa,” cô nhớ lại.

Enfield quyết định không chờ đợi. Cô bắt đầu vật lý trị liệu cho riêng mình, với một người quen là một nhà vật lý trị liệu. Những ngày này, cô ấy cảm thấy mình trở lại bình thường. Cô ấy vẫn còn mệt mỏi và dễ bị hụt hơi hơn so với trước khi đột quỵ, nhưng sức lực của cô ấy đang trở lại.

Enfield nói: “Nếu tôi nhìn vào gương và cười thật tươi, tôi có thể thấy một bên hơi rũ xuống, nhưng không ai khác nhận ra.”

Chẩn đoán rung nhĩ

Hai tháng sau, khi cô đến một bác sĩ mới, cô bắt đầu nhận được câu trả lời về nguyên nhân gây ra đột quỵ của mình. Cô cho biết về việc tim của mình bị đập bất thường trước khi xảy ra đột quỵ.

Để xác nhận sự nghi ngờ của cô và đưa ra chẩn đoán, bác sĩ đã cho Enfield về nhà đeo một máy theo dõi tim di động có thể ghi nhận bất cứ khi nào tim cô ngừng đập.

Rung nhĩ (Afib) của cô ấy đã được xác nhận và Enfield bắt đầu dùng thuốc làm loãng máu để giảm nguy cơ bị đột quỵ khác, cộng với một loại thuốc để kiểm soát nhịp tim của cô ấy.

Trong gia đình cô ấy không có tiền sử bị rung nhĩ và cô ấy sống một lối sống lành mạnh, bao gồm cả việc tập thể dục nhiều, vì vậy tại sao cô ấy lại phát triển afib là một điều bí ẩn đối với cô ấy.

Diệu Nhi

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?

Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng ­ Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ