Nhịp tim đập 90 – 100 lần/1 phút ở tuổi 40, liệu có quá cao?
Chào BS,
Năm nay em 40 tuổi, thường thì em đến bác sĩ đo nhịp tim đập 90-100 lần/ phút, xin hỏi BS tuổi của em nhịp tim như vậy có cao quá không và có nguy hiểm gì không ạ? Mong nhận được tư vấn từ các BS, em xin cảm ơn ạ.
(Hồng Minh – Ninh Bình)
Ảnh minh họa.
Chào bạn,
Nhịp tim là số lần tim co bóp trong một phút, được đo bằng đơn vị nhịp/phút.
Đối với người bình thường, nhịp tim sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: đang vận động hay nghỉ ngơi, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trạng thái tinh thần và cảm xúc (ví dụ như cảm xúc giận dữ, vui mừng, sợ hãi, lo lắng,…)…Khi đề cập đến nhịp tim chuẩn của một người, hay nhịp tim trung bình của người đó, nghĩa là nhịp tim được đo lúc cơ thể đang nghỉ ngơi hoàn toàn.
Phạm vi thông thường cho nhịp tim khi nghỉ ngơi là từ 60 đến 90 nhịp mỗi phút và trên 90 được coi là xu hướng cao, và trên 100 là cao.
Đa số mọi người sẽ không cảm nhận được nhịp tim của chính bản thân mình cho đến khi nhịp tim rối loạn đáng kể (quá nhanh hay quá chậm hoặc không đều). Một số người nhạy cảm có thể cảm nhận được sự bất thường khi nhịp tim nhanh trên 90 lần/ phút, nhưng một số người lại chỉ có thể cảm thấy tim đập nhanh, đánh trống ngực khi nhịp tim trên 140 lần/ phút. Điều này không có nghĩa là “dây thần kinh kết nối với trái tim bị rối loạn”.
Như vậy, nhịp tim 90-100 lần/ phút khi bạn đến phòng khám là có xu hướng cao, không phải là quá cao, để theo dõi sát hơn về nhịp tim thì bạn phải theo dõi thêm nhịp tim tại nhà lúc không đến phòng khám và ghi lại chỉ số, bác sĩ sẽ cần kiểm tra xem nhịp tim nhanh này xảy ra trong hoàn cảnh nào, khi nghỉ ngơi hay có gắng sức (cả thể chất lẫn tinh thần), từ đó mới có thể kết luận được nhịp tim nhanh này là sinh lý (bình thường) hay bệnh lý (bất thường).
BS.CK1 Cao Thị Lan Hương – Bệnh viện Trưng Vương
- Từ khóa:
![](https://benhdotquy.net/wp-content/uploads/2022/01/banner1200X90-benhdotquy-BOTTOM.png)
Đặt câu hỏi tư vấn
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp
Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Quân nhân xuất huyết não ngoài đảo được trực thăng đưa vào đất liền cấp cứu
Vừa qua, trực thăng EC 225 số hiệu VN-8620 của Công ty Trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18 đã hạ cánh an toàn xuống sân đỗ tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175, khẩn trương đưa quân nhân bị xuất huyết não ngoài đảo vào cấp cứu.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim