Nguyên nhân nào khiến trẻ em bị đột quỵ?

Tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở trẻ em là 10%, di chứng thần kinh vĩnh viễn là từ 30 đến 40%. BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố sẽ giải đáp nguyên nhân vì sao trẻ bị đột quỵ.

06-01-2023 19:03
Theo dõi trên |
BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố giải đáp nguyên nhân vì sao trẻ bị đột quỵ.

1. Có mấy nguyên nhân khiến trẻ em bị đột quỵ?

BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến:

Các nguyên nhân bị đột quỵ được chia thành nhiều nhóm:

– Trẻ có bệnh lý về tim, đặc biệt là “tim bẩm sinh tím” sẽ khiến mạch máu của em bé yếu đi. Ở bệnh này hồng cầu phát triển rất mạnh dẫn đến tình trạng đa hồng cầu, dễ bị tắc mạch khiến em bé bị đột quỵ.

– Nhóm bệnh dị dạng mạch máu như dị dạng động tĩnh mạch não. Bình thường mạch máu rất trơn nhưng có chỗ bị méo mó, ngoằn ngoèo, khi vỡ ra dẫn đến đột quỵ, đó là tai biến mạch máu não.

– Phình mạch máu: Thay vì mạch máu đều nhau, đến một chỗ nó phình ra. Khi mạch máu vỡ phình, người bệnh có thể bị đột quỵ.

Những trường hợp dị dạng mạch máu não, phình mạch máu, chúng tôi cũng gặp khá nhiều mỗi năm và có các biện pháp điều trị phù hợp cho các cháu. Chúng tôi muốn chia sẻ qua chương trình để quý phụ huynh biết cách nhận biết và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời gian vàng để cứu các cháu.

2. Các dấu hiệu phát hiện trẻ bị đột quỵ?

BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến:

Nhận biết biểu hiện đột quỵ ở trẻ em là bài toán khó, ngay cả người có chuyên môn đôi khi không nhận ra.

Thường thì em bé cũng có biểu hiện “tiền triệu”. Ví dụ như méo miệng, nhân trung bị lệch, tay yếu, nói ngọng bất chợt. Các dấu hiệu này thường thoáng qua khiến quý phụ huynh chủ quan.

Đặc biệt có một dấu hiệu cần chú ý là mất thăng bằng, đứa trẻ đang đi bình thường nhưng hôm nay đi loạng choạng, sau đó bị nhìn mờ rồi nhìn rõ lại.

Các triệu chứng đó khiến các bậc phụ huynh chủ quan và cho qua. Đến khi em bé bước vào cơn đột quỵ thì có những cơn co giật, hôn mê và ngất xỉu. Bấy giờ phụ huynh mới tức tốc đưa bé đến bệnh viện.

3. Khi trẻ bị đột quỵ không được điều trị đúng, hậu quả và biến chứng là gì?

BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến:

Nếu trẻ bị đột quỵ mà điều trị không đúng hoặc cơ sở trước đó không có đủ điều kiện để điều trị đột quỵ, khi được đưa đến bệnh viện chúng tôi có một số em bé bị hôn mê, thở không kiểm soát, không điều khiển được nhịp thở do bị tổn thương não. Vì vậy, chúng tôi phải giúp em bé thở.

Trong một số trường hợp không được can thiệp mạch máu thích hợp, em bé sợ bị di chứng với biểu hiện là gồng người.

Có trường hợp trẻ bị đột quỵ xuất huyết não, mạch máu não bị vỡ, thông thường máu sẽ tự ngưng, không xuất huyết nhiều hơn và không nhồi máu nhiều hơn, vùng tụ máu thu hẹp lại, khi đó có thể rút nội khí quản được để em bé tự thở. Tuy nhiên, em bé có di chứng não, không còn biết gì.

4. Lời khuyên của bác sĩ để phòng ngừa đột quỵ ở trẻ em?

BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến:

Vai trò của phụ huynh rất quan trọng. Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường mặc dù thoáng qua thôi, phụ huynh cần đưa trẻ đến chuyên khoa để khám và phòng ngừa đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng có yếu tố gia đình. Nếu một người trong gia đình bị tai biến, người nhà cũng nên thường xuyên đi khám sức khỏe.

Trọng Dy (ghi) – Benhdotquy.net, nguồn: THVL1

Phú Thọ: Phát hiện khối u tim khổng lồ sau khi đi khám zona thần kinh

Phú Thọ: Phát hiện khối u tim khổng lồ sau khi đi khám zona thần kinh

Nữ bệnh nhân (68 tuổi, ngụ Việt Trì, Phú Thọ), bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, tuy nhiên khi đi khám thì bất ngờ phát hiện có khối bất thường kích thước lớn ở tim bên phải.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ