Nguy kịch tính mạng do châm kim sơ cứu đột quỵ
Châm kim vào 10 đầu ngón tay là phương pháp sơ cứu đột quỵ được lan truyền phổ biến. Tuy nhiên, theo kiến thức y khoa đây là phương pháp phản khoa học gây hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Vừa qua, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân 60 tuổi được chẩn đoán đột quỵ do nhồi máu não.
Đáng chú ý, trước đó bệnh nhân được người nhà sơ cứu sai cách sau khi xuất hiện triệu chứng, bằng cách chích máu ở đầu ngón tay, chân, gây nhiễm trùng tại vị trí chích máu và kéo dài thời gian đưa đi cấp cứu.
Hình ảnh minh họa – Nguồn internet
Hậu quả trên bắt nguồn từ sự hiểu biết về kiến thức đột quỵ của người dân còn hạn chế, không nhận biết được các triệu chứng để kịp thời đưa người bệnh đi cấp cứu. Điều đó dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân bị di chứng lên tới con số 90%.
Một nghiên cứu do PGS.TS Vũ Anh Nhị – Phó chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam, và đồng nghiệp tiến hành có tới 40% thân nhân bệnh nhân không hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu nhận biết. Thậm chí, họ còn nhầm lẫn đột quỵ với các bệnh khác như trúng gió, đau nửa đầu hoặc đau tim. Chính vì thế, không ít người đã chọn cách sơ cứu sai dẫn đến chậm trễ trong cấp cứu bệnh nhân.
Thời gian gần đây với sự thay đổi thời tiết đột ngột khi giao mùa, tình trạng người bệnh đột quỵ não ngày càng gia tăng. Nhiều trường hợp nhập viện khi bệnh đã chuyển biến rất nặng, do vậy việc phát hiện sớm và xử trí ban đầu đúng vô cùng quan trọng, giúp hiệu quả điều trị được tốt hơn.
Hình ảnh minh họa – Nguồn internet
Theo bác sĩ Hoàng Thăng Vân, khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí), đột quỵ não là bệnh lý xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nề. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là người từ 55 tuổi trở lên và có xu hướng trẻ hóa.
Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ là: Liệt nửa người (biểu hiện giơ hai tay bằng vai, một tay sẽ bị rơi xuống); liệt dây thần kinh số 7 (méo miệng khi làm động tác nhe răng hoặc cười); rối loạn ngôn ngữ (hiểu được lời nói mà không diễn đạt được hoặc không hiểu lời người khác).
Vị chuyên gia hướng dẫn cách sơ cứu đúng là đặt người bệnh ở tư thế nằm, kê đầu với độ cao khoảng 30-40 độ, nới rộng quần áo. Xoay nạn nhân sang một bên để không bị sặc, cố định người, gọi cấp cứu để nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái, hay áp dụng các phương pháp dân gian như đâm kim vào ngón tay hoặc dái tai.
Để phòng ngừa bệnh đột quỵ, cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Với những người mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ; hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia; tạo thói quen vận động đúng cách.
Song song đó, cần duy trì chế độ dinh dưỡng: ăn uống lành mạnh, không quá mặn, không quá ngọt, không ăn thực phẩm chứa quá nhiều calo, hạn chế mỡ động vật, ăn nhiều rau củ… Tạo thói quen ăn sáng, trưa vừa phải và ăn tối ít, ưu tiên ăn đồ luộc, hấp. Cùng với đó, đừng bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ hoặc khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường, để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, từ đó có hướng xử trí kịp thời.
Minh Anh (Tổng hợp)
- Từ khóa:
- cắt lễ đột quỵ
- Đột quỵ
- sơ cứu đột quỵ
Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở
Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, thanh niên 25 tuổi đột quỵ
Đang ở nơi làm việc, nam thanh niên 25 tuổi đột ngột hôn mê, mất ý thức, liệt tay chân bên phải, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não. Được biết thanh niên này mỗi ngày hút gần 20 điéu thuốc lá.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim