Người mỡ máu cao có uống nước dừa được không?
Tôi rất thích uống nước dừa nhưng mới phát hiện bị bệnh mỡ máu nên rất lưu tâm tới đồ ăn, thức uống. Xin hỏi liệu người mỡ máu cao có uống được nước dừa không? Nếu uống được thì cần lưu ý gì khi sử dụng? (Hoàng Oanh)
Không chỉ thanh nhiệt, nước dừa còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe – Ảnh minh hoạ
Chào chị Oanh,
Với vị ngọt thanh, thơm mát không ngạc nhiên khi nước dừa được chị Oanh cũng như nhiều người khác yêu thích. Theo healthline.com, không chỉ thanh nhiệt, nước dừa còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
– Bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong 240ml nước dừa chứa 46 calo, 3 gram chất xơ, 2 gram chất đạm cùng vitamin C, magie, magan, kali, natri, canxi.
– Uống nước dừa là một cách bù nước và cân bằng điện giải nhờ chứa nhiều khoáng chất
– Axit lauric trong loại nước này khi đi vào cơ thể sẽ góp phần kháng virus, vi khuẩn, chống ký sinh trùng đường tiêu hóa
– Ức chế quá trình lão hóa da, cân bằng độ PH cho da
– Kiểm soát huyết áp nhờ chứa hàm lượng lớn kali
– Hoạt tính chống huyết khối của nước dừa có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông
– Làm giảm cholesterol, chất béo trung tính, tăng cholesterol tốt
Như trên đã đề cập, nước dừa có khả năng làm giảm lượng mỡ dư thừa, tăng cholesterol tốt cũng như phòng chống biến chứng do xơ vữa mạch máu gây ra. Theo nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ uống nước dừa với hàm lượng nhất định giúp giảm cholesterol và triglyceride ngang bằng với tác dụng của thuốc lovastain. Nước dừa cũng làm giảm hoạt động của các enzyme tạo mỡ ở gan.
Do đó, câu trả lời cho thắc mắc của chị Oanh mỡ máu uống được nước dừa không là có. Tuy nhiên, nước dừa chứa một lượng natri khá lớn nên đối với những người cần giảm hấp thụ muối như bệnh nhân mỡ máu cao thì cần phải lưu ý tới hàm lượng, cách dùng.
Thêm vào đó, dù nước dừa là câu trả lời cho mỡ máu uống nước gì nhưng người bệnh không nên sử dụng nước cốt dừa và dầu dừa. Trong 100 gram nước cốt dừa chứa tới 10 gram chất béo bão hòa gây tăng cholesterol xấu. Dầu dừa cũng chứa chất béo bão hòa là axit lauric và axit myristic.
Webmd.com khuyến cáo người bệnh mỡ máu thuộc một trong những đối tượng dưới đây không nên sử dụng nước dừa.
– Bệnh nhân thận mãn tính uống nước dừa có thể gây tăng kali máu
– Người huyết áp thấp
– Người da tái xanh, bắp thịt nhão, chân tay lạnh
– Ăn uống chậm tiêu, ít khát nước
– Người dễ bị tiêu chảy, phân nát
– Phụ nữ có thai không được uống nước dừa vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong quá trình mang thai tốt nhất bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng nước dừa.
– Người bị bệnh thấp khớp
Người bị mỡ máu uống nước dừa cần lưu ý một số vấn đề để an toàn cho sức khỏe cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
– Dừa mua về nên sử dụng ngay. Nếu bảo quản cả quả dừa trong tủ lạnh thì phải dùng trong vòng 2 tuần
– Nên để nguyên nước trong quả để đảm bảo hương vị. Dùng nước dừa tươi nguyên chất, không nên thêm đường hoặc đá
– Không được lạm dụng nước dừa. Mỗi lần chỉ nên uống 1 quả và không quá 2 quả/tuần
– Sau khi đi ngoài trời nắng về không uống ngay nước dừa. Bởi nó sẽ gây đầy bụng, ớn lạnh, thậm chí là sốt
– Uống nước dừa vào buổi tối gây khó tiêu, mệt mỏi, lạnh bụng. Thời điểm uống nước dừa tốt nhất là vào buổi trưa
– Không uống nước dừa trước khi tập luyện thể dục thể thao. Loại nước này sẽ làm giảm sức bền, độ dẻo dai của cơ xương trong khi tập luyện.
Hy vọng những thông tin trên đã thỏa mãn thắc mắc mỡ máu uống được nước dừa không của chị Oanh. Ngoài những tác dụng hạ mỡ trong máu, nước dừa còn sở hữu nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Người bệnh cần lưu ý về số lượng, thời điểm sử dụng để không ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Thân mến!
- Từ khóa:
- mỡ máu cao
- uống nước dừa
Tập thể dục vào khung giờ này giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ tới 35%
Một nghiên cứu mới cho thấy: Không chỉ tập gì, mà tập vào thời điểm nào trong ngày cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch của bạn. Thời điểm tập luyện lý tưởng có thể giảm mạnh nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, đặc biệt ở phụ nữ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì uống nhầm thuốc chứa Phenformin
Một cụ bà 70 tuổi mắc tiểu đường đã tự ý mua thuốc viên trôi nổi trên mạng về uống, khiến gan thận suy nặng. Kết quả xét nghiệm cho thấy thuốc có chứa chất cấm Phenformin – một loại đã bị cấm lưu hành vì nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
-
Phòng Tránh Đột Quỵ – Bắt Đầu Từ 5 Bài Tập Đơn Giản
-
Ngăn đột quỵ ngay từ phút đầu – Những điều nên biết
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ