Người bị mỡ máu cao có ăn mì tôm được không?

Ba tôi năm nay 52 tuổi, bị mỡ máu cao. Cho tôi hỏi, ba tôi bị mỡ máu cao như vậy thì có ăn mì tôm được không ạ? (Tuyết Hoa)

18-01-2022 20:55
Theo dõi trên |

Người bị mỡ máu cao nên hạn chế ăn mì tôm để đảm bảo sức khỏe, không làm bệnh tiến triển nặng hơn (Ảnh minh hoạ)

Chào bạn,

Mặc dù tiện lợi, có thể thay thế các bữa ăn trong ngày. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc sử dụng mì tôm (mì ăn liền) thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt với những người mắc các bệnh lý về chuyển hóa.

Chính vì vậy, không chỉ những người bị mỡ máu cao, mà người bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì,… cần hạn chế hoặc tốt nhất là không nên sử dụng mì tôm để đảm bảo sức khỏe, không làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Ăn mì tôm mỗi ngày có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh mỡ máu:

Mì tôm chứa nhiều natri tác động tiêu cực đến tim, thận: Trong mì tôm có chứa hàm lượng lớn natri. Chế độ ăn nhiều muối hay natri, có thể gây ung thư dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Ở những người có cơ địa nhạy cảm với muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Từ đó tác động tiêu cực đến sức khỏe tim và thận.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, lượng natri được khuyến nghị sử dụng mỗi ngày là 2g. Một gói mì tôm có thể chứa đến 5g natri. Do đó, nếu bạn ăn một gói mì sẽ khó giữ được lượng natri trong giới hạn khuyến nghị.

Chứa chất béo có hại cho cơ thể: Hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là mì tôm đều chứa chất béo không tốt. Điển hình trong đó phải kể đến chất béo bão hòa. Nếu ăn quá nhiều mì tôm, hoặc thường xuyên sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu. Điều này tăng nguy cơ mắc bệnh.

Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa: Thường xuyên sử dụng mì tôm khiến cơ thể thiếu hụt protein, canxi, vitamin C, sắt. Thay vào đó là tăng lượng natri trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa, tăng khả năng mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.

Ngoài ra, ăn mì tôm có thể gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu, nóng trong người. Dạ dày của chúng ta cần mất rất nhiều thời gian để phân hủy hoàn toàn loại thực phẩm này, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Thực tế, việc bạn thỉnh thoảng mới ăn một lượng mì tôm nhỏ sẽ không quá ảnh hưởng tới sức khỏe, cũng như kiểm soát bệnh mỡ máu. Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề sau:

Vứt gói gia vị: Trong gói gia vị có nhiều chất béo xấu, có thể làm tăng LDL cholesterol. Vì vậy, cần bỏ qua hoặc dùng hạn chế những gói này.

Thêm rau xanh: Rau xanh sẽ bổ sung chất xơ, trung hòa lượng chất béo trong mì. Không những thế còn hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón khi ăn mì.

Ăn lượng vừa phải: Tránh ăn quá nhiều mì để giải tỏa cơn thèm của bản thân. Chỉ ăn trong tình huống bất khả kháng.

Uống thêm nước: Tránh tình trạng nóng trong người, hỗ trợ quá trình đào thải mỡ thừa trong cơ thể.

Mì tôm là thực phẩm ít calo, chất xơ và protein nhưng lại nhiều chất béo, natri gây hại cho tim mạch, làm tăng huyết áp,… ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mỡ máu.

Hạn chế hoặc không ăn những thực phẩm chế biến sẵn như mì tôm. Thay vào đó là sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm chưa qua chế biến để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyên ba bạn tăng cường ăn rau xanh và luyện tập thể dục mỗi ngày để cải thiện sức khỏe cũng như cải thiện các chỉ số mỡ máu.

Thân mến!

 

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở

Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ