Người bệnh mỡ máu uống được cafe không?
Chào kênh benhdotquy.net, cho tôi hỏi cha tôi có thói quen uống cà phê, nhưng từ khi phát hiện bị bệnh mỡ máu thì hơi lo lắng, không biết uống cà phê có ảnh hưởng đến bệnh hay không? Nhờ kênh tư vấn giúp với ạ. (Thiên Hương)
Người mỡ máu cao vẫn có thể sử dụng cà phê nếu uống đúng cách. (Ảnh minh hoạ)
Chào bạn,
Vấn đề người bệnh mỡ máu có nên uống cà phê là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cơ sở của băn khoăn này đến từ mối liên hệ giữa cà phê và cholesterol. Thực tế cà phê không chứa cholesterol nhưng nó làm tăng quá trình sản xuất cholesterol của cơ thể.
Theo nghiên cứu, cà phê chứa cafestol và kahweol. Hai chất này được cho là làm giảm axit mật và sterol trung tính. Từ đó làm tăng hàm lượng cholesterol, gây bệnh mỡ máu cao. Đặc biệt là cafestol.
Vậy cafestol là gì? Đây là hợp chất được coi là làm tăng cholesterol mạnh nhất trong chế độ dinh dưỡng. Dưới tác dộng của nước nóng, cafestol sẽ chuyển đổi thành chất khiến quá trình tổng hợp cholesterol trong cơ thể tăng cao. Mỗi 4mg cafestol có thể làm tăng 1% lượng cholesterol trong máu.
Vậy uống cafe có tăng cholesterol không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào hàm lượng, cách pha cà phê. Mặt khác, cà phê cũng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như: Giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2, tăng độ tỉnh táo, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Parkinson… Do đó, người mỡ máu cao vẫn có thể sử dụng cà phê nếu uống đúng cách.
Như trên đã đề cập, tuy uống cà phê có làm tăng cholesterol, người bệnh vẫn có thể dùng nếu tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Tốt nhất là mỗi ngày không nên uống quá 1 ly cà phê nhỏ. Nếu không thể thì khoảng cách giữa 2 lần uống cà phê cần ít nhất là 6 tiếng. Thời gian này giúp cơ thể đào thải chất gây hại.
- Giảm lượng cafestol trong cà phê bằng cách dùng cà phê lọc hoặc cà phê hòa tan. Bởi lượng cafestol phát tán mạnh nhất ở cà phê đun sôi không qua màng lọc. Cà phê lọc là loại sử dụng giấy lọc chuyên dụng. Cà phê được pha bằng phin kim loại không phải là cà phê lọc. Tác hại của cafe phin đối với người bị mỡ máu cao là do nó giữ nguyên thành phần cafestol. Một nghiên cứu trên 362.571 người trong độ tuổi từ 37 – 73 tuổi cho thấy uống 6 ly cà phê không lọc mỗi ngày làm tăng LDL-cholesterol.
- Không nên cho nhiều đường hoặc kem béo vào ly cà phê. Nếu muốn tăng độ ngọt và hương vị có thể hòa sữa tách kem vào cà phê.
Thân mến!
- Từ khóa:
- bệnh đột quỵ
- cà phê
- người bệnh mỡ máu
Đặt câu hỏi tư vấn
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc
PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Phân biệt các loại nhức đầu thường gặp
Nhức đầu là triệu chứng phổ biến, dấu hiệu này có thể cảnh báo cho rất nhiều tình trạng bệnh lý. Trong bài viết dưới đây, GS.TS.BS Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydney sẽ chia sẻ về những loại đau đầu thường gặp, cũng như cách nhận biết và điều trị tình trạng này.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim