Ngưng thở khi ngủ có thể làm hỏng các mạch máu quan trọng
Theo nghiên cứu mới, chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng có liên quan đến những thay đổi lớn trong các động mạch quan trọng và có thể làm tăng tốc độ lão hóa mạch máu.
Ngưng thở khi ngủ có thể làm hỏng các mạch máu quan trọng – Ảnh minh hoạ
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã làm sáng tỏ mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và quá trình lão hóa mạch máu tăng tốc, một số mạch máu dày lên hoặc cứng lại gây ra những thay đổi trong chức năng và cấu trúc của chúng.
Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến khoảng 34% đàn ông trung niên và 17% phụ nữ trung niên liên quan đến bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.
Theo một công bố khoa học vào tháng 6 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, từ 40% đến 80% những người mắc bệnh tim mạch cũng bị ngưng thở khi ngủ. Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm ngáy, khó thở và giấc ngủ rời rạc.
Tuy nhiên, các bằng chứng trước đây còn hạn chế khi nói về mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và sự lão hóa mạch máu. Trong báo cáo mới, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 2 nghiên cứu lớn ở châu Âu để phân tích.
Sau khi xem xét 8.615 người không có tiền sử bệnh tim mạch, họ phát hiện ra rằng những người bị ngưng thở khi ngủ có sự lão hóa động mạch rõ rệt khi so sánh với những người tương tự không có chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, đồng tác giả nghiên cứu Quentin Lisan cho biết. Bên cạnh đó, những người trưởng thành mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị phình to đường kính động mạch cảnh tăng 214%, một dấu hiệu cấu trúc của lão hóa mạch máu.
Lisan, nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Foch ở Suresnes, Pháp, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi có thể giải thích một phần lý do tại sao những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ lại có nguy cơ tử vong và mắc các bệnh tim mạch cao hơn. Phát hiện của nghiên cứu sẽ khuyến khích các bác sĩ chủ động hơn trong việc kiểm tra những người bị ngưng thở khi ngủ để tìm lão hóa mạch máu, đặc biệt là vì các xét nghiệm có thể được thực hiện không xâm lấn và với chi phí thấp”.
Lisan kêu gọi những người bị chứng ngưng thở khi ngủ nên bảo tồn hoặc phục hồi sức khỏe mạch máu tối ưu bằng cách kiểm soát lượng cholesterol, huyết áp và lượng đường trong máu, bỏ hút thuốc, hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý.
Nghiên cứu bị giới hạn bởi thực tế là tình trạng ngưng thở khi ngủ được xác định bằng bảng câu hỏi, không phải nghiên cứu về giấc ngủ và tập trung chủ yếu vào người châu Âu da trắng, Lisan nói.
Ông kêu gọi nghiên cứu trong tương lai để xem liệu máy tạo áp lực dương liên tục – còn được gọi là CPAP – có thể làm chậm hoặc đảo ngược quá trình lão hóa mạch máu và bảo vệ chống lại bệnh tim mạch hay không. Các thiết bị này đã được chứng minh là làm giảm đáng kể nguy cơ suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Tiến sĩ Susan Redline, người không tham gia vào nghiên cứu, gọi đây là một nghiên cứu củng cố bằng chứng liên quan đến việc ngưng thở khi ngủ là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch máu, bao gồm cả bệnh động mạch cảnh, nơi chất béo tích tụ trong động mạch chặn dòng máu đến não.
Redline, bác sĩ cấp cao tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham ở Boston, Giáo sư về y học giấc ngủ tại Đại học Harvard, cho biết những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của chứng ngưng thở khi ngủ như một yếu tố nguy cơ bệnh mạch máu và sự cần thiết trong sàng lọc những người có nguy cơ cao đối với chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh mạch máu liên quan.
Anh Thi, theo Heart
- Từ khóa:
- ngưng thở khi ngủ
Đột tử khi chơi thể thao liệu có thể phòng tránh?
Đột tử khi chơi thể thao là vấn đề đang được quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp đột tử tại các giải thi đấu, đặc biệt là marathon. Vậy đột tử khi chơi thể thao có phòng ngừa được không? Câu trả lời sẽ được TS.BS Phan Vương Huy Đổng Chủ tịch Liên chi hội Y học thể thao TPHCM giải đáp trong video dưới đây.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Đang dự hội thảo ở Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh bất ngờ đột quỵ xuất huyết não
Đang tham dự hội thảo tại Nha Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh đột ngột đau đầu, lơ mơ, sau khi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và được chẩn đoán xuất huyết não, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2 thì chuyển vào Bệnh viện Chợ rẫy để điều trị.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim