Ngủ chảy nước dãi, lạnh tay chân có phải dấu hiệu cảnh báo đột quỵ?
Bệnh nhân 40 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não. Trước đó chỉ có biểu hiện nhỏ là đau đầu vài ngày, ngủ chảy nước dãi và lạnh tay chân.
Thưa BS, gần đây có một trang tin chia sẻ câu chuyện nam bệnh nhân 40 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não. Trước khi nhập viện cấp cứu chỉ có biểu hiện nhỏ là đau đầu một vài ngày, ngủ chảy nước dãi và lạnh tay chân.
Xin hỏi BS hai triệu chứng ngủ chảy nước dãi và lạnh tay chân có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ không hay là trùng hợp thôi ạ? (Hồng Nhung)
TS.BS Trần Chí Cường trả lời:
Với trường hợp bệnh nhân trẻ đã đột quỵ và nhớ/nghĩ lại các dấu hiệu trước đó, băn khoăn không biết các dấu hiệu đó có phải báo trước đột quỵ hay không, câu trả lời là “có thể”.
Trong trường hợp bệnh nhân cảm giác miệng bị tê một bên, sau đó nước miếng chảy một bên không kiểm soát được là do bị liệt mặt. Liệt dây thần kinh số VII trung ương hoặc ngoại biên làm cho bệnh nhân không kiểm soát được môi của mình (không ngậm miệng được). Do đó chúng ta phải hết sức cẩn thận đặc biệt là người lớn tuổi.
Đôi khi đơn thuần là bệnh nhân chỉ bị chảy nước miếng một bên. Tuy nhiên, nếu sau đó kèm theo nói đớ, nói ngọng và tê yếu nửa người thì đó là 3 dấu hiệu chính xác có thể nghĩ đến đột quỵ.
Còn biểu hiện “lạnh chân tay” là cảm giác và mô tả của bệnh nhân, đôi khi họ không phân biệt được đó là “tê”, “lạnh” hay “yếu”. Khi thăm khám, từ chuyên môn của bác sĩ là “rối loạn cảm giác”, “giảm cảm giác”, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ.
Khi có những cảm giác/biểu hiện bất thường của cơ thể, chúng ta không nên chủ quan mà hãy đi khám. Đặc biệt là những dấu hiệu này xảy ra thoáng qua rồi trở lại bình thường, lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy thì nên khám bác sĩ chuyên khoa về thần kinh hoặc đột quỵ. để có chẩn đoán sớm xem người bệnh có bị cơn thiếu máu não thoáng qua hay không. Nếu triệu chứng lặp đi lặp lại, đó là dấu hiệu điển hình của đột quỵ nhẹ, có triệu chứng báo trước.
Trích: Đột quỵ ngày Tết lưu ý thời gian vàng để không bỏ lỡ cơ hội
Đặt câu hỏi tư vấn
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Tổn thương não nặng do dùng thuốc giảm cân mua trên TikTok
Cô gái trẻ bị nhiễm độc chất Sibutramin, tổn thương não nặng do uống thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên TikTok, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Tổn thương não nặng do dùng thuốc giảm cân mua trên TikTok
Cô gái trẻ bị nhiễm độc chất Sibutramin, tổn thương não nặng do uống thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên TikTok, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim