Nghiên cứu mới về “thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ
Thông thường, các bác sĩ nghĩ rằng họ chỉ có 6 giờ để giải quyết cục máu đông trước khi xảy ra tổn thương não lớn. Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới cho thấy họ có từ 16 đến 24 giờ để điều trị.
Bệnh nhân càng được cấp cứu đột quỵ sớm càng có khả năng hồi phục cao hơn
Đột quỵ nhồi máu não do cục máu đông trong não làm tắc mạch, chiếm chiếm 80% các trường hợp đột quỵ. Đây được xem là loại đột quỵ phổ biến nhất hiện nay.
Các bác sĩ từ lâu đã nghĩ rằng họ chỉ có 6 giờ để giải quyết cục máu đông trước khi tổn thương não lớn xảy ra, nhưng hai nghiên cứu mới, đều được công bố trên Tạp chí Y học New England, cho thấy họ có từ 16 đến 24 giờ để thực hiện phẫu thuật loại bỏ cục máu đông.
Việc can thiệp lấy cục máu đông, bác sĩ sẽ dùng ống thông (catheter) luồn qua da vào động mạch đùi qua da, để tiến đến gần vị trí cục máu đông và lấy ra ngoài. Can thiệp đòi hỏi phải được kiểm tra cẩn thận bằng DSA – thủ thuật “vàng” trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu trên thế giới.
Cả hai nghiên cứu đều được trình bày tại một hội nghị về đột quỵ do Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ / Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ tổ chức tại Los Angeles. Tại cuộc họp, tổ chức đã ban hành hướng dẫn điều trị để phản ánh cơ chế 24 giờ mới này; các hướng dẫn này dự kiến sẽ làm tăng đáng kể số lượng bệnh nhân đủ điều kiện cho các thủ thuật phá cục máu đông.
“Điều này sẽ tạo ra một sự khác biệt to lớn trong việc chăm sóc đột quỵ,” William J. Powers, chủ tịch nhóm viết hướng dẫn và chủ nhiệm khoa thần kinh tại Đại học Y khoa North Carolina ở Chapel Hill, cho biết khi phát hành các phác đồ điều trị.
Các hướng dẫn cũng cho phép sử dụng thuốc làm tan cục máu đông Alteplase (dòng điều trị trước đó) trong vòng 4 tiếng rưỡi sau khi bị đột quỵ.
Khi công bố hướng dẫn, hiệp hội nhấn mạnh rằng trách nhiệm gia tăng giờ sẽ rơi vào các bệnh viện không có khả năng tiếp cận với các chuyên gia đột quỵ để kết nối thông qua các phương pháp như hội chẩn từ xa với các bác sĩ thần kinh tại các trung tâm lớn hơn để đánh giá và điều trị bệnh nhân.
Các trách nhiệm thuộc về bệnh nhân đột quỵ và gia đình của họ vẫn được giữ nguyên. Các bác sĩ cho biết, bước quan trọng nhất mà họ có thể thực hiện để bảo toàn mạng sống và ngăn ngừa tàn tật trong tương lai là gọi cấp cứu 115 khi có những dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ, bao gồm xệ mặt, nói lắp và yếu cánh tay.
Cẩm Hoa, theo aarp
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp
Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Quân nhân xuất huyết não ngoài đảo được trực thăng đưa vào đất liền cấp cứu
Vừa qua, trực thăng EC 225 số hiệu VN-8620 của Công ty Trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18 đã hạ cánh an toàn xuống sân đỗ tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175, khẩn trương đưa quân nhân bị xuất huyết não ngoài đảo vào cấp cứu.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim