Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa COVID-19 và chứng sa sút trí tuệ
COVID-19 có thể dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức và có thể tiếp tục biểu hiện trong nhiều năm sau khi phát hiện nhiễm trùng. Các triệu chứng của COVID-19 không chỉ giới hạn trong cơ thể mà còn có thể ảnh hưởng đến các tế bào của hệ thần kinh.
Hậu quả tâm lý của COVID-19 bao gồm sương mù não, lo lắng, thay đổi tâm trạng, khó tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ và mất ngủ. Đại dịch đã cho chúng ta thấy một loạt các biến thể của virus SARS-CoV-2 và mức độ nghiêm trọng của nó.
Cho đến nay, gần 6 triệu người đã không chống chọi lại được với vi rút trên toàn cầu và hơn 445 triệu trường hợp được xác nhận. Tuy nhiên, các biến chứng không dừng lại khi COVID-19 ra khỏi cơ thể, các chuyên gia đã mô tả vấn đề hậu COVID-19, như không hồi phục trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng COVID-19, cho dù bạn đã được xét nghiệm hay chưa.
Các triệu chứng của hậu COVID-19 khác nhau, nhưng có một số là các triệu chứng chẳng hạn như mệt mỏi, khó thở, ho và đau khớp.
Theo các nghiên cứu, SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm phần trên hoặc phần dưới của đường hô hấp của bạn. Nó di chuyển xuống đường thở khiến lớp niêm mạc có thể bị kích ứng và viêm. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể đi đến tận các phế nang của bạn. Cũng cần lưu ý rằng các triệu chứng của COVID-19 không chỉ giới hạn trong cơ thể mà còn có thể ảnh hưởng đến các tế bào của hệ thần kinh, cả ngoại vi và trung ương.
Hậu quả tâm lý của COVID-19 bao gồm sương mù não, lo lắng, thay đổi tâm trạng, khó tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ và mất ngủ. Nhưng nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ mất trí nhớ?
Xâm lấn thần kinh
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng khi xâm nhập vào thần kinh, vi rút SARS-CoV-2 chỉ có thể xâm nhập vào những tế bào có men chuyển 2 (ACE2). Chúng bao gồm các tế bào thần kinh kích thích và ức chế nhưng cũng có trong các mạch máu nhỏ trong não có khả năng hoạt động như một nơi xâm nhập của vi rút.
Bất chấp tất cả các cuộc trò chuyện và nghiên cứu xung quanh chủ đề này, người ta đã phát hiện ra rằng nhiễm COVID-19 có thể dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức và có thể tiếp tục biểu hiện trong nhiều năm sau khi nhiễm trùng được phát hiện.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự gia tăng viêm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và bệnh nhân bị mê sảng, giảm mức độ ý thức, đột quỵ và các biến chứng khác. Tình trạng viêm càng cao, các triệu chứng của COVID-19 càng nghiêm trọng.
Mối quan hệ hai chiều giữa nhiễm trùng COVID-19 và chứng sa sút trí tuệ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị sa sút trí tuệ đã tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do COVID-19. Tiến sĩ Heather Snyder, Phó chủ tịch về các mối quan hệ y tế và khoa học của Hiệp hội Alzheimer cho biết: “Các yếu tố gây ra hoặc góp phần vào chứng sa sút trí tuệ, bao gồm tăng huyết áp và tiểu đường, có thể là nguyên nhân khiến những người bị sa sút trí tuệ dễ bị nhiễm COVID-19 hơn.”
Trong một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Alzheimer & Dementia, phát hiện ra rằng nguy cơ mắc bệnh COVID-19 ở những người mắc chứng sa sút trí tuệ cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh này. Nghiên cứu trên cho biết, “Có bằng chứng cho mối quan hệ hai chiều giữa nhiễm vi-rút và chứng sa sút trí tuệ, những người bị sa sút trí tuệ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, trong khi phản ứng miễn dịch kém với bệnh nhiễm trùng khiến người bệnh có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn.”
Một báo cáo cho rằng đối với những người bị sa sút trí tuệ, SARS-CoV-2 có thể dễ dàng xâm nhập vào não hơn, do hàng rào máu não bị hư hỏng. Điều này có thể giải thích các triệu chứng tồi tệ hơn được báo cáo ở những người bị sa sút trí tuệ sau COVID-19.
Anh Thi
- Từ khóa:
- covid-19
- hậu covid-19
- sa sút trí tuệ
Hướng dẫn nhận biết ngưng thở khi ngủ
Làm thế nào để nhận biết người có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ? Ai có nguy cơ bị mắc và làm thế nào để chẩn đoán, điều trị ngưng thở khi ngủ? TS.BS Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai sẽ giúp cho quý đọc giả hiểu rõ vấn đề này trong bài viết sau.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Sức khỏe “kêu cứu” khi bạn ngồi một chỗ 8-10 tiếng mỗi ngày
Ngồi quá lâu, đặc biệt là dân văn phòng có thể ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày, gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe. Bạn có bao giờ nghĩ các cơ quan trong cơ thể đang “kêu cứu” khi bạn ngồi quá lâu hàng ngày như vậy? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua video dưới đây.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim