Nghệ sĩ cải lương Vương Cảnh qua đời do nhồi máu não
8g sáng 17/2, thông tin nghệ sĩ Vương Cảnh đã ra đi vì bệnh nhồi máu não để lại nhiều thương tiếc cho bạn bè và đồng nghiệp.
Theo chị Kim Hương, vợ nghệ sĩ Vương Cảnh, cho biết chồng chị vừa qua đời tại nhà riêng lúc 8g ngày 17/2 do nhồi máu não, hưởng thọ 63 tuổi. Trước đó, nghệ sĩ Vương Cảnh bị tiểu đường rất nặng.
Theo nhà báo Song Minh chia sẻ: “Nhà của nghệ sĩ Vương Cảnh nằm trên đường Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, cách nhà tôi khoảng 800m. Sáng nào tôi cũng gặp anh đi bộ ngoài công viên trước nhà. Từ lúc bị tai nạn xe vào năm 2012, Vương Cảnh lúc nhớ lúc quên, ngay cả tôi anh cũng không nhận ra… Nhiều lần vợ anh đã ghi tờ giấy có số điện thoại của chị để trong túi của anh, để lỡ anh có đi lạc đường thì mọi người biết mà liên lạc với người nhà để đưa anh về… Vậy đó, nhưng hễ tôi gặp anh mà nói về cải lương thì anh nói rất hay, nhớ rất dai và anh hát cũng còn rất mùi mẫn. Thương lắm những còn tằm đến thác vẫn còn nhả tơ cho đời”.
Tang lễ của nghệ sĩ Vương Cảnh được tổ chức tại nhà riêng ở 730 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp, TPHCM. Đến 7h ngày 19/2, ông được đưa đi hỏa táng tại Bình Dương. Tro cốt sẽ được đưa về chùa Nghệ Sĩ, quận Gò Vấp, nơi ông thường xuyên tham gia biểu diễn trong các chuyến thiện nguyện tại chùa trước đây.
Nghệ sĩ Vương Cảnh sinh năm 1960, quê ở ấp Bình Hoà, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Ông theo nghề hát từ năm 17 tuổi và là một kép chánh nổi tiếng sau năm 1975.
Ông từng diễn trên sân khấu các đoàn: Tiền Giang 1, Sông Bé 2, Trần Hữu Trang 2, Trung Hiếu, Thanh Nga… Nổi danh qua các vở: “Ăn khế trả vàng”, “Cây tre trăm đốt”, “Tiếng sáo đêm trăng”…
Từng đoạt Huy chương vàng toàn quốc năm 1990 với vở Tình không biên giới của Đoàn Cải lương Trung Hiếu. Và là một trong 15 giọng ca được chọn trao Giải thưởng Trần Hữu Trang năm 1991.
Nghệ sĩ Vương Cảnh còn tham gia đóng phim như Chuyện tình của anh (đạo diễn Võ Hữu Phước). Thành lập câu lạc bộ Cải lương trẻ trực thuộc Hội sân khấu TP HCM. Và tham gia nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo, người già neo đơn.
Thiên An
Đưa người nhà cấp cứu tại Trung tâm A9 – Bệnh viện Bạch Mai cần chuẩn bị gì?
Ba tôi vừa lên cơn đau ngực dữ dội, tôi định đưa ông đến cấp cứu tại Trung tâm A9 – Bệnh viện Bạch Mai. Trong tình huống cấp bách như vậy, tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Có cần gọi trước không để bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận? (Mỹ Đức – Hà Nội)
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Cứu sống du khách Pháp lên cơn nhồi máu cơ tim cấp
Vừa qua, Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM) vừa cấp cứu thành công một du khách người Pháp bị nhồi máu cơ tim cấp trong thời gian du lịch tại Việt Nam.
-
Sống sót sau đột quỵ, làm gì để không bị lần 2?
-
Giới trẻ và đột quỵ: Khi lối sống hiện đại trở thành sát thủ âm thầm
-
Giải mã mối quan hệ nguy hiểm giữa đái tháo đường và đột quỵ
-
Phòng Tránh Đột Quỵ – Bắt Đầu Từ 5 Bài Tập Đơn Giản
-
Ngăn đột quỵ ngay từ phút đầu – Những điều nên biết
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết