Nên tăng hay giảm huyết áp khi bệnh nhân bị đột quỵ?

Tại Hội nghị Tim mạch Việt Nam – Ấn Độ, chủ đề “Điều trị tối ưu bệnh lý tim mạch”, tổ chức vào sáng 15/7/2023 tại TPHCM, các chuyên gia đến từ Việt Nam và Ấn Độ đã có dịp thảo luận cùng nhau về vấn đề tim mạch, huyết áp – nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

17-07-2023 09:57
Theo dõi trên |

Toàn cảnh phần tham luận tại Hội nghị Tim mạch Việt Nam – Ấn Độ

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung – Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội Y học TPHCM cho biết: “Bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành đang gia tăng, cùng với lối sống không lành mạnh của xã hội hiện đại và sự lão hóa của dân chúng. Hiện nay, bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong tại Việt Nam. Tỷ suất tử vong do tai biến mạch máu não được ghi nhận đã tăng đến 164,9 ca/100.000 dân”.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung – Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội Y học TPHCM

Đề cập đến vấn đề huyết áp mục tiêu cho bệnh nhân tăng huyết áp, TS.BS Mrinal Kanti Das – Cố vấn về tim mạch can thiệp, cựu Chủ tịch Hội Tim mạch Ấn Độ cho biết, nếu tình trạng cao huyết áp kéo dài sẽ xảy ra nhiều trường hợp đặc biệt như đái tháo đường, suy thận,… Trong một số tình huống này, phải đưa mục tiêu huyết áp của bệnh nhân xuống thấp hơn. 

Vị chuyên gia nhấn mạnh, cần lưu ý, chỉ giảm huyết áp mục tiêu về mức vừa phải. Nếu giảm huyết áp quá mức, biến cố tim mạch sẽ tăng trở lại, làm tăng khả năng biến chứng và tử vong. Vì vậy, huyết áp không được hạ xuống thấp hơn 180/90 mmHg – 120/70 mmHg.

Ông cho rằng, việc điều trị tăng huyết áp vô cùng cần thiết. Bởi vì, chúng ta cần bảo vệ cơ quan đích: tim, thận, não, động mạch ngoại biên… 

TS.BS Mrinal Kanti Das – Cố vấn về tim mạch can thiệp, cựu Chủ tịch Hội Tim mạch Ấn Độ: “Ấn Độ là quốc gia có kỹ thuật cao về Y học, nó đang rất phát triển, các loại thuốc điều trị đều được sản xuất trong nước. Chúng tôi muốn đem lại hiệu quar tốt nhất cho bệnh nhân về chất lượng điều trị mà không phải lo về chi phí” 

TS.BS Mrinal Kanti Das chia sẻ, bệnh lý huyết áp không có triệu chứng, nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan đích. Điều này thể hiện ngay ở những bệnh nhân đến khám lần đầu tiên. Lúc này, các bác sĩ cần đo huyết áp cho bệnh nhân 2-3 lần thật chính xác. Sau đó, tính chỉ số trung bình để xác định tình trạng huyết áp cao/thấp/bình thường ở bệnh nhân.

Nếu ngay từ lần đầu đến khám, bệnh nhân đã bị tổn thương các cơ quan đích, bác sĩ cần hướng dẫn bệnh nhân kiểm soát huyết áp bằng việc vận động, luyện tập kết hợp dùng thuốc để đem lại hiệu quả tốt nhất.

GS.BS Partha Sarathi Banerjee – Trưởng cố vấn về tim mạch can thiệp, cựu Chủ tịch Hội Tim mạch Ấn Độ: “Cần có những phương pháp giúp bệnh nhân tăng nhận thức về việc kiểm soát huyết áp”

Cũng bàn về vấn đề này, GS.BS Partha Sarathi Banerjee – Trưởng cố vấn về tim mạch can thiệp, cựu Chủ tịch Hội Tim mạch Ấn Độ chia sẻ, huyết áp là căn bệnh không lây nhiễm nhưng là kẻ giết người lớn nhất. Trong thời điểm Covid – 19, huyết áp và tim mạch là nguyên nhân gây tử vong cao nhất khi bệnh nhân mắc Covid – 19.

GS.TS.BS Đặng Vạn Phước – Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi hội Tim mạch TPHCM đề cập đến vấn đề kiểm soát huyết áp của người dân Việt Nam. Ông cho biết, hiện nay, có 40% dân số Việt Nam được kiểm soát huyết áp, con số này đã đạt được mục tiêu điều trị. Nhiều bệnh nhân chưa đạt được điều này do thiếu thuốc, không chấp nhận điều trị, biến chứng bệnh…

GS.TS.BS Đặng Vạn Phước – Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi hội Tim mạch TPHCM: “Những bệnh nhân có chế độ ăn quá nhiều muối, các nhóm thuốc nên sử dụng sớm cho bệnh nhân: nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, ức chế beta sẽ tốt trong việc điều trị”.

Bên cạnh đó, mức độ nhận thức, hiểu biết về huyết áp trong dân số đạt 70%. Đạt được con số này do hiện đã có nhiều chương trình truyền thông, bệnh nhân tự đo huyết áp tại nhà. Cách đây 10 năm, con số này chỉ ở tỷ lệ 30%. Số dân kiểm soát được huyết áp mục tiêu đạt 40-50%.

Đồng quan điểm với vấn đề này, TS.BS Trương Phi Hùng – Phó Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, tại Việt Nam, số lượng kiểm soát huyết áp đã khá hơn. Do có nhiều chương trình CME về lĩnh vực này, bệnh nhân đã có kiến thức về việc kiểm soát huyết áp. Từ đó, giải pháp hiện tại chúng ta có thể thực hiện là tổ chức các chương trình truyền thông, chương trình CME để truyền tải kiến thức, hiểu biết về vấn đề huyết áp đến người dân.

TS.BS Trương Phi Hùng – Phó Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy và đoàn chủ tọa tại phiên tham luận

Giải đáp cho câu hỏi “Hiện nay, có một số loại thuốc điều trị huyết áp gây ung thư. Các bác sĩ có thể chia sẻ tên một số loại thuốc đó?”.

TS.BS Mrinal Kanti Das cho biết, hiện chưa có loại thuốc nào áp dụng điều trị huyết áp cho bệnh nhân có khả năng dẫn đến ung thư. Trước đây có một bài báo nhắc đến vấn đề thuốc Telmisartan, một loại thuốc điều trị huyết áp, khi sử dụng nó sẽ dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, bài báo này đã được gỡ ngay sau đó do số liệu thống kê không chính xác. Loại thuốc này vấn được sử dụng hiệu quả. Cho thấy, Telmisartan không làm gia tăng nguy cơ ung thư ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Ông cho biết thêm, một trong những biến cố của tăng huyết áp là đột quỵ. Có 2 loại là đột quỵ: xuất huyết não và nhồi máu não. Nguyên tắc điều trị cho hai trường hợp này hoàn toàn khác nhau. Ở bệnh nhân tăng huyết áp bị đột quỵ xuất huyết não, cần giảm huyết áp thật nhanh trong 24 giờ. Nếu không, sẽ xuất huyết nhiều hơn. 

Ngược lại, nếu bệnh nhân tăng huyết áp bị đột quỵ nhồi máu não, việc cần làm là hạ huyết áp thật chậm, 72 – 86 giờ. Bởi vì nếu giảm quá nhanh, sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu não tăng nhiều hơn. 

Bệnh nhân trẻ nếu xuất huyết não, cần tìm nguyên nhân thứ phát, ngưng thuốc kháng đông để chờ tình trạng bệnh nhân bình thường trở lại.

Với câu hỏi “Làm thế nào để xử lý, chẩn đoán, phát hiện và điều trị rung nhĩ?”. GS.BS Partha Sarathi Banerjee cho biết, việc điều trị kháng đông, khi con người già đi sẽ gia tăng khả năng bị rung nhĩ, suy tim do thay đổi cấu trúc cơ tim khi có loạn nhịp rung nhĩ. Nếu nhịp tim và mạch đập trên 10 nhịp/giây sẽ có sự khác biệt. 

Nếu tình trạng rung nhĩ kéo dài sẽ dẫn đến gia tăng nguy cơ đột quỵ do huyết khối, cơn thoáng thiếu máu não hoặc đột quỵ.

Vì vậy, vần kiểm soát nhịp tim, đặt máy tạo nhiệt. Nếu không được, phải tiến hành phẫu thuật bít tiểu nhĩ trái để ngăn chặn huyết khối.

Nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp của hai quốc gia, năm 2021, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TPHCM đã có sáng kiến tổ chức, phối hợp cùng Hội Y học TPHCM một loạt các hội thảo về bệnh thường gặp giữa 2 quốc gia. 

Tháng 3/2021, Hội thảo trực tuyến về xử trí đái tháo đường và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường đã được diễn ra với sự tham gia trực tuyến của hơn 700 bác sĩ/chuyên gia đến từ Việt Nam. 

Năm 2023, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TPHCH, Hội Y học TPHCM và Liên Chi hội Tim mạch TPHCM phối hợp tổ chức Hội nghị lần thứ 2 với chủ đề “Điều trị tối ưu bệnh lý tim mạch”. 

Hội nghị được tổ chức vào ngày 15/7/2023 tại Rex Hotel, TPHCM. Với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia tim mạch đến từ 2 quốc gia Việt Nam, Ấn Độ.

Minh Anh – benhdotquy.net

Quảng cáo

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ