Nên chuyển người bệnh đột quỵ đến đâu là tốt nhất, BS ơi?

Chào bác sĩ! Làm sao mình có thể nhận biết bệnh nhân bị đột quỵ một cách nhanh chóng? Vì tôi nghe nói đột quỵ xảy ra rất đột ngột. Và mình nên đưa người bệnh đến bệnh viện nào để điều trị là tốt nhất ạ? Cảm ơn bác sĩ nhiều. (Thiện Quang – Vũng Tàu)

18-11-2022 14:41
Theo dõi trên |

Người nhà nên gọi điện đến trung tâm cấp cứu để được hỗ trợ trong trường hợp nguy cấp
Người nhà nên gọi điện đến trung tâm cấp cứu để được hỗ trợ trong trường hợp nguy cấp

TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM trả lời:

Chào bạn,

Trước tiên, chúng ta cần kiểm xem người đó có bị đột quỵ hay không bằng cách nhận biết dấu hiệu qua từ viết tắt FAST:

– F là khuôn mặt và miệng bị méo, mắt nhắm không kín
– A: bệnh nhân không đưa tay hay chân lên được
– S: thay đổi giọng, người bệnh nói khó, nói ngọng

Với 3 dấu hiệu trên, chúng ta có thể chắc chắn bệnh nhân đã bị đột quỵ. Vì vậy, chữ T cuối cùng là cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đột quỵ chuyên sâu.

Về góc độ cộng đồng, sau khi sơ cứu thì nên đưa bệnh nhân đi đâu đang là vấn đề nan giải. Không chỉ Việt Nam chúng ta mà các nước phát triển cũng đang gặp vấn đề này. Về mặt lý thuyết thì cần điều trị bệnh nhân tại nơi có thể can thiệp đột quỵ như lấy cục máu đông trong mạch máu não, tiêm thuốc tan cục máu đông, hoặc phẫu thuật cầm máu khi bị xuất huyết não. Trong giai đoạn này, chúng ta cần biết được bán kính 2 giờ đi xe, bệnh viện nào có chụp CT thì mới đưa bệnh nhân đến đó để có thể phân biệt được đột quỵ nhồi máu não hay xuất huyết não.

Thân mến!

>>> Xem thêm: Có nên đưa bệnh nhân đột quỵ tới bệnh viện hay không?

Đặt câu hỏi tư vấn

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:
Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc

PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ