Nam thanh niên ngừng tim trong giải chạy Tay Ho Marathon không qua khỏi
Theo thông báo chính thức từ Ban tổ chức giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024, gia đình nam thanh niên ngừng tim ngay trước vạch đích của giải chạy đã xin đưa anh về nhà lo hậu sự sau 3 ngày tiếp nhận điều trị tích cực nhưng không tiến triển.
Theo thông báo trên trang truyền thông chính thức của giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024, sáng ngày 14/4 nam thanh niên tham gia cự ly bán marathon bỗng dưng gục ngã cách vạch đích 100m và ngừng tuần hoàn. Ngay lập tức, đội ngũ y tế của Ban Tổ chức đã nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn theo phác đồ của Bộ Y tế và đưa vận động viên đến Bệnh viện Tim Hà Nội Cơ sở 2 điều trị.
Tại đây, bệnh nhân đã được đặt ECMO và được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai sau đó. Tuy nhiên, sau những nỗ lực điều trị tích cực của đội ngũ y bác sĩ, tình trạng của vận động viên vẫn tiếp tục xấu đi. Chiều 17/4, theo đánh giá của đội ngũ y bác sĩ, tình trạng bệnh nhân khó qua khỏi, gia đình đã chủ động xin đưa bệnh nhân về nhà để lo hậu sự.
Trang truyền thông cũng thay mặt Ban Tổ chức và hơn 10.000 vận động viên, gửi lời thương tiếc và chia buồn cùng với gia đình. Rất mong cộng đồng chạy bộ cùng tưởng niệm, chia sẻ nỗi đau và mất mát vô cùng to lớn này cùng gia đình.
Trước đó, như đã đăng tải trên trang benhdotquy.net, tại giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 diễn ra sáng ngày 14/4, một nam thanh niên 34 tuổi bất ngờ ngừng tim khi gần về đích giải chạy này.
Các vận động viên tham gia giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024. Ảnh: BTC.
Theo báo cáo của UBND quận Tây Hồ, người này là P.B.M. (nam, 34 tuổi, quê ở Đông Sơn, Thanh Hóa). Qua khai thác, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp 4 năm, thường xuyên được điều trị bằng Coversyl, huyết áp nền 130/70mmHg.
Các chuyên gia nhận định phần lớn các tình huống ngừng tim hoặc đột tử trong thi đấu hoặc chơi các môn thể thao đều xuất phát từ căn nguyên tim mạch. Chính vì vậy, bất cứ ai tham gia giải chạy dù phong trào hay chuyên nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về sức khỏe và sự tập luyện trước cuộc thi để phòng rủi ro.
Bên cạnh sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình luyện tập, các chuyên gia khuyến cáo, nếu trong quá trình tham gia chạy, khi cảm thấy cơ thể có những cơn đau tức ngực lạ thường mà không xuất hiện ở trong các buổi tập; nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, không đúng với việc gắng sức (theo dõi qua đồng hồ thể thao); cảm giác mệt mỏi, ngưỡng gắng sức kém đi so với cùng mức độ tập luyện ở ngày thường… đều là những dấu hiệu cảnh báo bạn nên giảm tốc độ, báo ngay cho đội ngũ y tế để được kiểm tra, theo dõi kĩ lưỡng kịp thời.
- Từ khóa:
Tập thể dục vào khung giờ này giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ tới 35%
Một nghiên cứu mới cho thấy: Không chỉ tập gì, mà tập vào thời điểm nào trong ngày cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch của bạn. Thời điểm tập luyện lý tưởng có thể giảm mạnh nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, đặc biệt ở phụ nữ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì uống nhầm thuốc chứa Phenformin
Một cụ bà 70 tuổi mắc tiểu đường đã tự ý mua thuốc viên trôi nổi trên mạng về uống, khiến gan thận suy nặng. Kết quả xét nghiệm cho thấy thuốc có chứa chất cấm Phenformin – một loại đã bị cấm lưu hành vì nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
-
Phòng Tránh Đột Quỵ – Bắt Đầu Từ 5 Bài Tập Đơn Giản
-
Ngăn đột quỵ ngay từ phút đầu – Những điều nên biết
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ