Mối liên hệ giữa giấc ngủ và nguy cơ đột quỵ

Giấc ngủ cũng là yếu tố quyết định người đó có mắc đột quỵ hay không. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh đột quỵ.

02-03-2022 20:16
Theo dõi trên |

Theo Đại học Harvard, ngủ đủ giấc rất quan trọng và hàng trăm nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh điều này.

Giấc ngủ không ổn định sẽ gây ra nguy cơ béo phì, bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp và các vấn đề về sức khỏe. Theo Cơ quan An Toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia (Mỹ), có hơn 72.000 vụ tai nạn giao thông và 6.000 người tử vong hằng năm do ngủ gật khi lái xe.

Ngủ quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe? Và bài nghiên cứu dưới đây sẽ chỉ ra tác hại việc ngủ quá nhiều.

Ngủ nhiều hơn, đột quỵ nhiều hơn?

Bài nghiên cứu thần kinh học được đăng 11/12/2019 cho thấy gần 32.000 người có nguy cơ bị đột quỵ có độ tuổi trung bình là 62. Các tác giả bài nghiên cứu cũng so sánh tỷ lệ mắc đột quỵ cùng với thói quen ngủ của người tham gia nghiên cứu.

Một người có thói quen ngủ trưa 90 phút sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn người ngủ trưa 30 phút là 25%.

Giấc ngủ kém cũng là thủ phạm làm tăng nguy cơ đột quỵ

Ngủ trưa quá lâu và giấc ngủ kém sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, 85% người có thói quen ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm và ngủ trưa 90 phút sẽ dễ mắc đột quỵ. Tương tự như trên, 82% số người mắc đột quỵ cho biết họ ngủ quá nhiều về đêm và giấc ngủ của họ cũng kém chất lượng.

Ngủ quá nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Nếu bạn là người ngủ hơn chín 9 mỗi đêm, ngủ trưa dài vào buổi trưa và cảm thấy chất lượng giấc ngủ của mình kém, chúng ta sẽ cảm thấy phiền toái. Trước khi thay đổi thói quen ngủ của mình, người ngủ cần ghi nhớ bài nghiên cứu trên chưa kết luận ngủ quá nhiều có gây đột quỵ.

Bài nghiên cứu trên phát hiện mối liên hệ giữa nguy cơ đột quỵ và ngủ lâu, ngủ trưa lâu hoặc giấc ngủ kém. Tuy nhiên, mối liên hệ của giấc ngủ và đột quỵ chưa chắc đã có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có nhiều nguyên nhân khác gây ra đột quỵ. Ví dụ, những người ngủ nhiều hơn vào ban đêm hoặc ngủ trưa nhiều hơn vào ban ngày có thể có các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ, chẳng hạn như:

Nguy cơ trầm cảm: Ngủ ít hay giấc ngủ kém có thể là triệu chứng trầm cảm. và Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận tỷ lệ đột quỵ cao hơn ở những người trầm cảm.

Ít vận động: Những người không vận động có thể ngủ hoặc ngủ trưa nhiều hơn và cũng có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch (như hút thuốc hoặc tăng huyết áp) hơn những người tập thể dục thường xuyên. Nghiên cứu trước đây đã ghi nhận mức cholesterol ít thuận lợi hơn và vòng eo lớn hơn ở những người ngủ lâu và ngủ trưa.

Ngưng thở khi ngủ: một người có chứng ngưng thở khi ngủ sẽ ngủ lâu hơn, ngủ trưa lâu hơn và giấc ngủ của họ cũng bị kém. Như vậy, họ có nguy cơ bị đột quỵ.

Điểm mấu chốt là chúng ta cần theo dõi giấc ngủ, nếu có gì bất thường cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và chữa bệnh đúng cách.

Trọng Dy, theo health.harvard

Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc

Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc

Hội Đột Quỵ Việt Nam tiếp tục cập nhật danh sách bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ tại Việt Nam năm 2024. Các bệnh viện trong danh sách mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và người nhà cần liên hệ với bệnh viện thông qua số hotline trước khi đến. Tình hình điều trị tại các đơn vị đột quỵ được cập nhật định kỳ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ