Mẹo để phòng ngừa đột quỵ
23-02-2022 15:12
Trong khi một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ không thể kiểm soát được, thì những yếu tố khác lại có thể. Học cách nhận thức được các yếu tố nguy cơ này và hành động nhanh chóng sẽ giúp bạn phòng ngừa đột quỵ xảy ra.
Hãy thực hiện lối sống lành mạnh và nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để phòng ngừa đột quỵ
Mục lục
Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát
- Tuổi tác: Nguy cơ đột quỵ tăng đối với những người trên 55 tuổi.
- Di truyền: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần người da trắng ở cùng độ tuổi.
- Giới tính: Nhiều phụ nữ bị đột quỵ hơn nam giới vì phụ nữ sống lâu hơn, nhưng nam giới bị đột quỵ ở độ tuổi trẻ hơn phụ nữ.
- Bệnh sử: Nếu bạn từng bị cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) hay còn gọi là đột quỵ nhỏ thì bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 10 lần so với người không bị đột quỵ.
Các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát
- Huyết áp cao (yếu tố nguy cơ số một của đột quỵ)
- Bệnh tiểu đường
- Rung tâm nhĩ
- Bệnh tim
- Cholesterol cao
- Lạm dụng ma túy hoặc rượu
- Hút thuốc
- Béo phì / thừa cân
Chủ động phòng ngừa đột quỵ
- Uống thuốc theo quy định: Nhất là các loại thuốc chữa bệnh tim, huyết áp, làm loãng máu và tiểu đường.
- Thăm khám định kỳ và theo dõi sức khỏe của bạn: Kiểm tra lượng đường trong máu hoặc huyết áp nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao.
- Theo dõi cân nặng: Nên ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
- Biết mức cholesterol của bạn: Nếu LDL hoặc “cholesterol xấu” của bạn tăng cao, thì hãy bắt đầu một chế độ ăn ít chất béo, ít cholesterol và dùng thuốc nếu được hướng dẫn.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá
Thiên An
- Từ khóa:
- bị đột quỵ
- Phòng ngừa đột quỵ
- yếu tố đột quỵ có thể kiểm soát
- yếu tố đột quỵ không thể kiểm soát
- yếu tố nguy cơ đột quỵ
BV An Bình TPHCM: Chiêu sinh lớp đào tạo ngôn ngữ trị liệu sau đột quỵ ở người lớn tuổi
Bệnh viện An Bình TPHCM thông báo chiêu sinh lớp đào tạo liên tục “Ngôn ngữ trị liệu cơ bản về rối loạn giao tiếp ở người lớn sau đột quỵ và sơ lược về rối loạn nuốt” khóa 2 từ ngày 8/4/2025 – 18/4/2025.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Tổn thương não nặng do dùng thuốc giảm cân mua trên TikTok
Cô gái trẻ bị nhiễm độc chất Sibutramin, tổn thương não nặng do uống thuốc, thực phẩm chức năng giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên TikTok, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim