‘Mẹ rồng’ Emilia Clarke và cuộc chiến giành lấy sự sống
Nữ diễn viên chính của loạt phim truyền hình ăn khách Game of Thrones Emilia Clarke đã mắc bệnh phình mạch máu não và phải phẫu thuật 2 lần trong suốt quãng thời gian đóng phim.
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đây là điều mà Emilia Clarke đã học được khi đối mặt với 2 lần phẫu thuật điều trị xuất huyết não.
Đó là năm 2011 và Clarke, trong vai Daenerys Targaryen trong Game of Thrones, vừa hoàn thành phần đầu tiên của bộ phim.
Hôm đó, Emilia Clarke đi tập gym theo lời huấn luyện viên. Khi đang tập, nữ diễn viên cảm thấy đau đầu dữ dội. Cô gần như phải bò đến tủ đồ cá nhân trong tình trạng mơ hồ. Sau đó, một người phụ nữ đã giúp nữ diễn viên gọi xe cấp cứu.
Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán Emilia Clarke bị xuất huyết não và nhanh chóng làm tiểu phẫu để xử lý mạch máu bị phình.
“Tôi được gửi đi chụp MRI, quét não. Bác sĩ chẩn đoán rằng tình hình khá đáng ngại: xuất huyết dưới nhện (SAH). Đây là tình trạng vỡ phình động mạch não gây chảy máu trong não dẫn đến đột quỵ. Nó có 43% nguy cơ tử vong ngay sau đó và 57% tỷ lệ tử vong sau 6 tháng ( Lantigua et al., 2015 ). Tôi đã bị phình và vỡ động mạch” – Emilia Clarke tiết lộ bệnh tình của mình.
Trong tháng tiếp theo, cô mất hy vọng, tin rằng mình có thể chết bất cứ lúc nào. Cô ấy cũng bị mất rất nhiều tế bào não. Tuy nhiên, theo cách nói của riêng cô ấy, “điều đáng chú ý là tôi có thể nói, đôi khi rõ ràng và sống cuộc sống của mình hoàn toàn bình thường mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì. Rất ít bệnh nhân có thể sống sót sau khi bị đột quỵ mà không để lại di chứng trên cơ thể”.
Trong quá trình chữa bệnh, máy quét cho thấy nhiều tế bào não của bệnh nhân Emilla bị phá hủy. Clarke nhấn mạnh, cứ mỗi giây, tế bào não do thiếu máu sẽ biến mất. Vì vậy, máu sẽ tìm một con đường nhanh hơn để lưu thông khiến não bị tổn thương nặng nề.
Sau ca phẫu thuật, Emilia Clarke tỉnh lại với trạng thái không khả quan. Đầu cô đau dữ dội, thị lực giảm sút, buồn nôn. Nữ diễn viên còn gặp phải chứng mất trí nhớ tạm thời.
“Tôi bị chứng bất lực ngôn ngữ. Lúc đó tôi nghĩ cuộc đời mình thế là hết. Tôi là một diễn viên và phải học lời thoại nhưng ngay cả tên mình tôi cũng không thể nhớ được” – Emilia Clarke chia sẻ.
Một tháng sau ca phẫu thuật, cô trở lại phim trường để quay tiếp phần 2 bộ phim. Tuy nhiên, sức khỏe của cô vẫn rất yếu. “Phần 2 là quãng thời gian tồi tệ với tôi. Tôi không biết nhân vật Daenerys đang làm gì. Mỗi phút trôi qua tôi đều nghĩ mình đang cận kề cái chết”, Emilia Clarke nói.
Các bác sĩ cũng kết luận nữ diễn viên còn một dây thần kinh có khả năng bị vỡ mạch máu khá cao nên cần theo dõi sát sao.
Năm 2013, Emilia Clarke đến Mỹ để tham gia vở kịch trên sân khấu Broadway. Lúc này, mạch máu não bị phình to hơn và cô phải tiến hành ca tiểu phẫu thứ hai.
Không may, ca mổ thất bại. Nữ diễn viên bị đánh thức, cô la hét trong đau đớn. Bác sĩ thông báo tình hình của cô rất nguy hiểm và cần phẫu thuật lại ngay lập tức.
“Ca mổ thất bại, đầu tôi chảy máu ồ ạt. Bác sĩ muốn mở hộp sọ của tôi để phẫu thuật thêm lần nữa”, cô chia sẻ.
Sau đó, các bác sĩ thay thế một số mảnh hộp sọ của Emilia bằng titan. Nữ diễn viên cũng phải trải qua quá trình hồi phục đau đớn và mang một vết sẹo dài từ đỉnh đầu đến mang tai.
Trong một thời gian dài, cô giữ kín trải nghiệm này. Cô ấy rất sợ hãi khi tin tức lọt ra ngoài. Nhưng giờ cô ấy đang sử dụng kinh nghiệm đau đớn của mình để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc phòng chống căn bệnh này. Hiện tại, Clarke đang phát triển một tổ chức phi lợi nhuận – SameYou. Đây là tổ chức giúp các nạn nhân bị chấn thương sọ não và đột quỵ phục hồi chức năng, góp một phần công sức của người từng phải đối mặt với căn bệnh này đến những người giống mình.
Dịch: Minh Anh, Trọng Dy – benhdotquy.net
Nguồn: The New Yorker
Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở
Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, thanh niên 25 tuổi đột quỵ
Đang ở nơi làm việc, nam thanh niên 25 tuổi đột ngột hôn mê, mất ý thức, liệt tay chân bên phải, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não. Được biết thanh niên này mỗi ngày hút gần 20 điéu thuốc lá.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim