Máy tập cho bệnh nhân bị di chứng vận động sau đột quỵ – Sáng tạo “nở hoa” từ những trăn trở

BS.CK2 Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân dân 115 đã sáng chế máy tập chuyên biệt cho người bệnh liệt nửa người sau đột quỵ, khắc phục được điểm khó phục hồi nhất, đó là cổ tay – bàn tay, cổ chân – bàn chân.

28-12-2021 15:05
Theo dõi trên |

Từ những trăn trở trong thực tế điều trị, giúp người bệnh sau đột quỵ phục hồi các chức năng, BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) đã đưa ra ý tưởng và thực hiện công trình “Máy tập duỗi cổ tay – bàn tay, cổ chân – bàn chân cho bệnh nhân di chứng vận động sau đột quỵ”.

BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng hướng dẫn người bệnh tập luyện phục hồi chức năng trên máy tập duỗi cổ tay, cổ chân

Ban đầu, công trình chỉ là tấm đỡ thô sơ để tay, chân lành hỗ trợ tay, chân yếu. Sau đó, Bác sĩ Thắng đã cải tiến, tạo ra máy có động cơ, giúp người bệnh thao tác dễ dàng. 

BS.CKII Nguyễn Xuân Thắng cho biết, tổng số ca mới mắc đột quỵ tại nước ta khoảng 200.000 ca/năm, trong đó có khoảng 1/3-2/3 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não chịu tàn tật vĩnh viễn.

Tổn thương thường gặp nhất ở người đột quỵ là mất chức năng vận động, khiến bệnh nhân bị liệt. Vì vậy, vật lý trị liệu là liệu trình bắt buộc cho bệnh nhân sau đột quỵ.

Song, qua thời gian điều trị cho bệnh nhân, Bác sĩ Thắng nhận thấy khó nhất vẫn là phục hồi chức năng cho bàn tay, bàn chân nên ý tưởng về công trình ra đời. Sau thời gian ứng dụng tại Bệnh viện Nhân dân 115, công trình đã giúp người bệnh cải thiện vận động, tái tạo tổ chức não sau đột quỵ.

“Phục hồi cho bệnh nhân tai biến phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Công trình chỉ mong góp phần để bệnh nhân phục hồi tối đa nhất có thể, giúp tăng tỷ lệ bệnh nhân trở lại sinh hoạt bình thường”, BS Thắng bày tỏ.
T.N
  • Từ khóa:
Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Cảnh báo biến chứng khi tự ý bỏ thuốc huyết áp

Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh thông tin về trường hợp nam bệnh nhân người Nhật đến tái khám lần hai nhưng tình trạng huyết áp không hề thay đổi so với lần đầu khám tại đây (150/100 mmHg), người bệnh không tuân thủ điều trị, không tái khám định kỳ, tự ý bỏ thuốc. Bác sĩ cảnh báo các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải nếu tiếp tục tình trạng này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ