Mất ngủ có gây đột quỵ không? Làm sao để khắc phục?
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mỗi người và có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay, chứng mất ngủ kéo dài đang dần phổ biến. Theo một nghiên cứu cho thấy, việc khó ngủ, ngủ không sâu giấc và các vấn đề giấc ngủ khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Mục lục
1. Đột quỵ xảy ra như thế nào?
Có hai loại đột quỵ:
Một là, đột quỵ do thiếu máu cục bộ tương tự như cơn đau tim, ngoại trừ nó xảy ra ở các mạch máu của não. Cục máu đông có thể hình thành trong các mạch máu của não, trong các mạch máu dẫn đến não hoặc thậm chí trong các mạch máu ở những nơi khác trong cơ thể và sau đó di chuyển đến não. Những cục máu đông này chặn lưu lượng máu đến các tế bào của não. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cũng có thể xảy ra khi có quá nhiều mảng bám (mỡ và cholesterol) làm tắc nghẽn mạch máu não. Khoảng 80% tất cả các cơn đột quỵ là do thiếu máu cục bộ.
Hai là, đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ hoặc vỡ. Kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não. Các nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ xuất huyết là huyết áp cao và chứng phình động mạch não. Chứng phình động mạch là một điểm yếu hoặc mỏng trong thành mạch máu.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến đột quỵ?
Có 3 nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đột quỵ: Thứ nhất, cục máu đông di chuyển, tắc trong động mạch lên não. Thứ hai, xơ vữa động mạch, lượng cholesterol cao tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não. Thứ ba, bệnh cao huyết áp gây áp lực lớn cho thành mạch, lâu ngày có thể khiến mạch máu bị rạn nứt, dẫn đến vỡ mạch máu.
Các yếu tố nguy cơ đột quỵ: Người trên 55 tuổi. Tuy nhiên, việc đột quỵ trẻ hóa đang trở nên phổ biến; nam giới có nguy cơ đột quỵ cao gấp 1,25 lần so với nữ giới; người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ; người mắc các bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường… Thừa cân, béo phì hoặc lười vận động. Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ do tắc mạch máu. Đặc biệt, những thói quen sinh hoạt không đúng giờ giấc, tắm đêm hay thường xuyên đi ngủ trễ, mất ngủ kéo dài cũng là yếu tố dẫn đến đột quỵ mà không ai ngờ tới.
Xem thêm: Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ
3. Tại sao mất ngủ gây đột quỵ?
Theo Tiến sĩ Phyllis Zee – Giám đốc Trung tâm Y học Sinh học và Giấc ngủ tại Trường Y khoa Feinberg của Đại học Northwestern ở Chicago, đã chia sẻ về nguyên nhân các vấn đề giấc ngủ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Ông cho rằng, ngủ ngắn, gián đoạn và chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất, làm giảm huyết áp tự nhiên xảy ra trong giấc ngủ ban đêm và góp phần làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến đột quỵ và bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa về thần kinh học journal Neurology cho thấy việc khó ngủ, ngủ không sâu giấc và các vấn đề giấc ngủ khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo nghiên cứu, các chuyên gia đã theo dõi 31.000 người không có tiền sử đột quỵ trong 9 năm. Kết quả cho thấy, người càng có nhiều triệu chứng mất ngủ thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, đặc biệt ở những người dưới 50 tuổi. Sau khi kiểm soát các yếu tố khác góp phần vào việc làm tăng nguy cơ đột quỵ, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có từ 5 đến 8 triệu chứng mất ngủ có nguy cơ đột quỵ tăng 51% so với những người bình thường. Còn những người có từ 1 đến 4 triệu chứng có nguy cơ đột quỵ cao hơn 16%.
Một nghiên cứu tương tự khác được công bố vào tháng tư cũng đã phân tích dữ liệu của 4.500 người. Kết quả cho thấy những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gấp 3 lần so với những người ngủ đủ 7 tiếng.
Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng có vấn đề. Ngủ trung bình hơn 9 tiếng một đêm có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 9 lần. Các kết quả vẫn đúng ngay cả khi loại bỏ đi những yếu tố dẫn đến đột quỵ khác như trầm cảm, rượu, thuốc lá và thiếu tập thể dục.
Ngủ trưa cũng làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ngủ trưa trung bình hơn một giờ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 88% so với những người không ngủ. Ngủ trưa theo kế hoạch dưới một giờ đồng hồ sẽ không ảnh hưởng gì.
4. Mất ngủ ở xã hội hiện đại phổ biến như thế nào?
Hiện nay, chứng mất ngủ trở nên khá phổ biến. Đặc biệt là ở người trẻ, người làm văn phòng thường xuyên tăng ca, người gặp các vấn đề tâm lý, căng thẳng, stress,…
Nguyên nhân là do cơ thể chúng ta duy trì nhịp độ ngày – đêm theo một chu kỳ gọi là đồng hồ sinh học. Cơ thể con người sẽ bắt đầu vào đi ngủ khi não phóng thích ra một loại hormon gây buồn ngủ có tên là melatonin.
Quá trình phóng thích này vô cùng phức tạp và có liên quan đến ánh sáng, có thể hình dung một cách đơn giản là melatonin sẽ bị ức chế khi tiếp xúc ánh sáng và ngược lại. Điều đó giải thích về việc chúng ta buồn ngủ khi về đêm.
Tuy nhiên, cơ chế đồng hồ sinh học này không thể nhận biết được ánh sáng nhân tạo từ đèn chiếu, đặc biệt các ánh sáng có bước sóng ngắn mà ngày nay chúng ta hay được nghe dưới tên là “ánh sáng xanh”. Các ánh sáng này thường gặp ở nhiều thiết bị phát thông dụng như: điện thoại, máy tính cá nhân,… Việc tiếp xúc thời gian dài vào ban đêm sẽ gây ức chế và dẫn đến rối loạn cơ chế sinh học về giấc ngủ rất nghiêm trọng.
Áp lực trong cuộc sống hiện đại, các bệnh lý về tâm thần kinh liên quan đến stress cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sinh học giấc ngủ.
Mất ngủ do liên quan điều kiện không đảm bảo như: ồn ào hoặc những vấn đề về đau mạn tính, rối loạn ngưng thở khi ngủ, bệnh lý về hô hấp cũng là nhóm đáng được quan tâm hiện nay.
Khi ngủ, não bộ không nghỉ hoàn toàn, đây là thời điểm tái tạo neuron tổn thương trong ngày, trí nhớ được củng cố…
Trải qua một đêm thiếu ngủ, não bộ vẫn ở trạng thái ức chế: cảm giác buồn ngủ, không thể tập trung, và thiếu sinh lực…
Những biểu hiện trên là những phản ứng tức thời của não bộ, mất ngủ diễn ra thường xuyên tác động theo cách “tàn phá” cơ thể, gây ra: Những rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng trong cơ thể; hoạt động hệ tim mạch chịu sự chi phối rất lớn từ chu kì sinh học.
Xem thêm: Khi bạn mất ngủ, tim sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
5. Làm thế nào để khắc phục chứng mất ngủ?
Đưa ra một số lời khuyên để giúp mọi người có một giấc ngủ ngon, bao gồm: Đảm bảo lịch ngủ đều đặn, kể cả vào cuối tuần và ngày nghỉ; đi ngủ đủ sớm để đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng; nếu không thể ngủ được trong vòng 20 phút, hãy ra khỏi giường và thực hiện một hoạt động yên tĩnh, trong điều kiện thiếu ánh sáng và không sử dụng thiết bị điện tử; thiết lập thói quen đi ngủ thư giãn, với nhiệt độ dễ chịu và chỉ sử dụng giường ngủ để ngủ; không ăn quá no trước khi đi ngủ, và tránh dùng đồ uống có caffein vào buổi chiều và tối; tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh uống rượu trước khi đi ngủ, và giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ.
Nếu thay đổi chế độ sinh hoạt, thói quen lành mạnh nhưng triệu chứng mất ngủ vẫn không được cải thiện hoặc gặp một số vấn đề tâm lý, hãy đến gặp các chuyên gia, bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời, khắc phục tình trạng mất ngủ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình
Phó ban AloBacsi Cộng đồng
- Từ khóa:
Nhồi máu não can thiệp bằng phương pháp nào?
BS cho em hỏi người bị tai biến và có tắc nghẽn mạch máu não, có triệu chứng hôn mê sâu. Cho em hỏi phải can thiệp bằng biện pháp gì ạ? (Thanh – Vĩnh Long)
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Vi nhựa và đột quỵ: Đâu là mối tương quan?
Một nghiên cứu mới của Đại học New Mexico (Mỹ) phát hiện, bệnh nhân đột quỵ có lượng vi nhựa tích tụ trong mảng bám động mạch cao hơn đáng kể so với người bình thường.
-
Ngăn đột quỵ ngay từ phút đầu – Những điều nên biết
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường