Liệu pháp ngôn ngữ chuyên sâu giúp cải thiện giọng nói sau đột quỵ
Các nhà nghiên cứu cho rằng liệu pháp nói ngắn gọn, cường độ cao có thể là phương pháp tiếp cận tốt nhất cho bệnh nhân đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người sống sót sau đột quỵ gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu lời nói đã cho thấy sự cải thiện đáng kể về kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp sau một thời gian ngắn điều trị bằng liệu pháp ngôn ngữ chuyên sâu.
Suy giảm ngôn ngữ – hay chứng mất ngôn ngữ xảy ra ở hơn 1/3 số người sống sót sau cơn đột quỵ ở bên trái não của họ. Nhiều người hồi phục trong vòng vài tháng sau đột quỵ, nhưng có đến 60% vẫn bị suy giảm ngôn ngữ hơn 6 tháng sau đột quỵ, một tình trạng được gọi là chứng mất ngôn ngữ mãn tính.
Nhà nghiên cứu Marcus Meinzer cho biết: “Thông thường bệnh nhân ở giai đoạn mất ngôn ngữ mãn tính nhận được khoảng hai giờ trị liệu mỗi tuần trong suốt một năm, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng tốt hơn là nên điều trị trong một khoảng thời gian ngắn hơn.”
Các đợt trị liệu ngôn ngữ ngắn nhưng chuyên sâu có thể tốt hơn cho việc phục hồi các kỹ năng ngôn ngữ bị mất do đột quỵ so với các phương pháp truyền thống.
Liệu pháp ngắn hạn có thể giúp ích
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của một đợt trị liệu ngôn ngữ ngắn hạn, chuyên sâu ở 27 người sống sót sau đột quỵ, những người đã bị suy giảm ngôn ngữ trong khoảng 4 năm.
Mỗi người trong số những người sống sót sau đột quỵ được đào tạo ngôn ngữ 30 giờ, ba giờ một ngày trong 10 ngày; kỹ năng ngôn ngữ của họ đã được đánh giá trước và ngay sau khóa đào tạo cũng như sáu tháng sau đó.
Liệu pháp ngôn ngữ sử dụng một kỹ thuật được gọi là liệu pháp mất ngôn ngữ do hạn chế gây ra hoặc CIAT, kết hợp đào tạo giao tiếp bằng lời nói cường độ cao với các trò chơi ngôn ngữ để xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ đơn giản cũng như phức tạp.
Kỹ thuật này khuyến khích bệnh nhân đột quỵ nói thay vì sử dụng cử chỉ làm phương tiện giao tiếp chính của họ.
Kết quả cho thấy các kỹ năng ngôn ngữ được cải thiện đáng kể ở 85% bệnh nhân đột quỵ sau liệu pháp ngôn ngữ chuyên sâu và những cải thiện đó được duy trì trong 6 tháng.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự cải thiện xảy ra bất kể tuổi của người sống sót sau đột quỵ hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy giảm ngôn ngữ của họ.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy 15 bệnh nhân đột quỵ được đào tạo thêm về ngôn ngữ, được củng cố bởi các thành viên trong gia đình và bạn bè, cho thấy những cải thiện hơn nữa.
Bình Phương
Hỏi đáp dịch vụ
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đột quỵ, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi dưới đây:Hướng dẫn hồi sức tim phổi cho người ngạt thở
Những kỹ năng sơ cấp cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với một người đang gặp nạn mà chưa có sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ y tế. Đặc biệt là vấn đề sơ cứu hồi sức tim phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của một ca cấp cứu ngưng tim khi đưa người bệnh đến bệnh viện.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Hút 20 điếu thuốc mỗi ngày, thanh niên 25 tuổi đột quỵ
Đang ở nơi làm việc, nam thanh niên 25 tuổi đột ngột hôn mê, mất ý thức, liệt tay chân bên phải, bác sĩ chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não. Được biết thanh niên này mỗi ngày hút gần 20 điéu thuốc lá.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim