Làm gì khi bạn phát hiện ra đột quỵ
Với một số vấn đề về sức khỏe, bạn có thể áp dụng phương pháp chờ và xem. Mọi người có thể sẽ có cảm giác nhức nhối hoặc đau ở chỗ này, chỗ khác và tự biến mất. Nhưng khi nói đến đột quỵ, bạn không thể chờ đợi.
Đột quỵ cắt đứt lưu lượng máu và oxy lên não. Càng để lâu, các tế bào não chết càng nhiều và bạn càng có nhiều thiệt hại. Điều trị nhanh chóng có thể cứu sống bạn và ngăn ngừa các di chứng lâu dài.
Đó là lý do tại sao các bác sĩ đã đưa ra cụm từ viết FAST. Nó giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra một cơn đột quỵ để có thể hành động sớm.
Đây là một cách dễ dàng để tìm hiểu các dấu hiệu chính của đột quỵ và phải làm gì khi bạn nhìn thấy chúng. Hãy nhớ 4 điều này bắt đầu bằng các chữ cái F, A, S và T:
Mặt xệ xuống: Khuôn mặt của người bạn đang đi cùng trông có vẻ khác lạ? Bạn hãy yêu cầu họ mỉm cười. Nó có không đều nhau, bị xệ một bên không? “Có” là dấu hiệu của đột quỵ.
Yếu cánh tay: Một cánh tay có bị yếu hoặc tê không? Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên trên không. Nếu một cánh tay tự rơi xuống, đó là một dấu hiệu khác của đột quỵ.
Nói khó: Yêu cầu người đó nói điều gì đó và họ có thể làm được không? Lời nói của họ có bị nói ngọng không? Có khó hiểu không? Nếu có nghĩa là họ đang bị đột quỵ.
Thời gian: Nếu bạn thấy bất kỳ một trong những dấu hiệu này, hãy gọi ngay cấp cứu 115. Ngay cả khi bạn không chắc chắn hoàn toàn hoặc các triệu chứng biến mất, điều quan trọng là phải gọi điện.
Lưu ý thời gian: Khi có sự trợ giúp, bác sĩ sẽ muốn biết khi nào các triệu chứng bắt đầu vì nó ảnh hưởng đến việc điều trị. Hầu hết các cơn đột quỵ là do cục máu đông. Trong trường hợp đó, loại thuốc phát huy tác dụng tốt nhất cần được tiêm trong vòng 4 tiếng rưỡi kể từ khi tất cả bắt đầu.
Khi thấy ai đó bị đột quỵ nên bình tĩnh gọi cấp cứu 115
Các dấu hiệu cảnh báo khác:
FAST bao gồm những dấu hiệu chính của đột quỵ, nhưng chúng không phải là những thứ duy nhất. Bạn cũng có thể thấy một số dấu hiệu khác như:
- Sự hoang mang. Người đó có thể khó hiểu bạn hoặc họ có thể gặp khó khăn khi nói ra.
- Các vấn đề khi nhìn ra khỏi một hoặc cả hai mắt.
- Đau đầu dữ dội không rõ lý do.
- Gặp khó khăn khi đi bộ và thăng bằng. Người đó có thể cảm thấy chóng mặt và không có sự phối hợp bình thường.
- Yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường ở một bên của cơ thể.
Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này, ngay cả khi không có các triệu chứng khác, hãy gọi 115. Đừng để người bị đột quỵ nói bạn chỉ để họ ngủ hoặc chờ xem diễn biến như thế nào. Thông thường bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ khi bị đột quỵ, nhưng không có thời gian để lãng phí.
Phải làm gì trong khi bạn chờ đợi
Đây là cách bạn có thể giúp:
- Giữ điện thoại với tổng đài 115 và làm theo chỉ dẫn của họ.
- Nếu người đó còn tỉnh, hãy cố gắng để họ nằm nghiêng với đầu hơi nâng lên.
- Nếu người đó bất tỉnh, hãy kiểm tra mạch và nhịp thở của họ. Nếu bạn cần, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo. Nhân viên tổng đài 115 có thể nói chuyện với bạn nếu bạn không biết cách thực hiện.
- Nới lỏng khăn quàng cổ, cà vạt, cổ áo sơ mi và bất kỳ quần áo nào khác có thể cản trở hơi thở.
- Đảm bảo rằng cửa trước đã được mở khóa. Tổng đài 115 thậm chí có thể đề nghị bạn mở nó để không bị chậm trễ.
- Cố gắng giữ tinh thần người bệnh thoải mái. Có thể họ đang sợ hãi và sự hiện diện của bạn có thể giúp ích rất nhiều.
Và đây là một số điều cần tránh:
- Đừng tự mình đưa người đó đến bệnh viện. Khi xe cấp cứu xuất hiện, họ sẽ bắt đầu điều trị ngay lập tức và báo cho bệnh viện biết để sẵn sàng.
- Không cho người đó ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Họ có thể bị nghẹt thở.
- Không cho người đó dùng bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả aspirin.
Bình Phương
Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim