Làm gì để ngăn chặn cục máu đông “chạy” lên não gây đột quỵ?
Nếu cục máu đông hình thành trên não hoặc “chạy” lên và “vướng” lại trong hệ thống các mạch máu não có thể dẫn đến đột quỵ, một biến cố về sức khỏe gây tàn phế và tử vong cao. Vậy, cần làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
Mục lục
Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não
Mọi cơ quan trong cơ thể đều cần máu để nuôi dưỡng. Theo đó, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm vụ khá đối lập, đó là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể và nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi bị thương. Do đó, để làm được điều này, cơ chế đông máu rất quan trọng.
Cụ thể, ngay sau khi xảy ra chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu, phản ứng đông máu được kích hoạt. Quá trình cầm máu ban đầu diễn ra khi tiểu cầu tạo nút chặn cầm máu tại vết thương. Các yếu tố đông máu trong huyết tương đáp ứng chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết đóng vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu, đây chính là quá trình cầm máu thứ phát.
Tuy nhiên, nếu máu đông không đúng lúc và gây ra sự hình thành huyết khối (cục máu đông) trong lòng mạch, chúng có thể di chuyển và cản trở dòng chảy của máu đến các cơ quan quan trọng, trong đó có tim và não. Đây chính là “thủ phạm” hàng đầu gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
Bất kỳ ai cũng có thể bị cục máu đông tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống
Đáng chú ý, có đến 80% trường hợp đột quỵ não xảy ra do cục máu đông, bao gồm 2 dạng chính.
– Đột quỵ do huyết khối khi cục máu đông hình thành trực tiếp tại não, những động mạch này có thể tích tụ chất béo, mảng bám lâu ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau (điển hình là mỡ máu cao) dẫn đến lòng mạch máu hẹp dần hoặc nứt vỡ các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm hạn chế hoặc mất hoàn toàn sự lưu thông dòng máu.
– Đột quỵ tắc mạch do sự tồn tại của các cục máu đông hình thành các bộ phận khác trong cơ thể, thường là tim và di chuyển đến não. Biểu hiện thường gặp là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim (rung nhĩ), có thể làm hình thành cục máu đông.
Lý do cục máu đông thường chạy lên não mà không đến các vị trí khác là bởi vì 2 động mạch cảnh ở hai bên cổ chúng ta có áp lực dòng máu chảy lên rất mạnh để cung cấp máu cho não – mặc dù trọng lượng của cơ quan này nhỏ nhưng nhu cầu máu lại rất cao. Khi lên não, thông thường cục máu đông sẽ làm tắc những mạch máu lớn, gây ra tình trạng nhồi máu não với vùng thiếu máu và chết não rất rộng.
Khi cục máu đông hình thành, nó có thể tích tụ lại (được gọi là huyết khối) và chặn lưu lượng máu hoặc vỡ ra (gọi là tắc mạch), sau đó di chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, điển hình là não, gây ra đột quỵ.
Cục máu đông thường xuất hiện ở đâu trên cơ thể?
Cục máu đông có thể hình thành vào bất kể thời điểm nào và ở bất kì vị trí nào trong cơ thể, từ tim, não, phổi đến chân, cánh tay. Các triệu chứng cảnh báo cục máu đông có thể thay đổi, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của nó trong cơ thể.
Trong đó, nếu cục máu đông xuất hiện ở não hoặc “chạy” lên não sẽ gây ra tình trạng mạch máu não bị bít tắc bởi cục huyết khối làm cho vùng não được nuôi dưỡng bởi động mạch đó bị thiếu máu, dẫn tới hoại tử, chết. Khi đó, máu không đến được não sẽ gây ra lú lẫn, mất thị lực hoặc lời nói. Ngoài ra, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, méo miệng, yếu liệt một bên tay/chân, nói khó, nói ngọng…
Cục máu đông có thể hình thành vào bất kể thời điểm nào và ở bất kì vị trí nào trong cơ thể, từ tim, não, phổi đến chân, cánh tay
Lúc này, điều tiên quyết là gọi cấp cứu để nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế có thể điều trị đột quỵ nhanh nhất. Không chần chừ đợi triệu chứng qua đi hoặc chích lễ, nặn chanh. Không cho bệnh nhân ăn uống, kể cả thuốc để tránh hít sặc, nguy hiểm tính mạng trước khi đến được bệnh viện.
Cần làm gì để ngăn chặn cục máu đông “chạy” lên não gây đột quỵ?
Cục máu đông có thể xuất hiện trên tất cả mọi người. Nhưng trong đó một số nhóm người sẽ có nguy cơ cao hình thành cục máu đông hơn cả, chẳng hạn như:
– Người bị tăng huyết áp;
– Đái tháo đường;
– Người lớn tuổi (>65 tuổi);
– Nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới;
– Có tiền sử nhồi máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc mắc các bệnh lý về mạch máu.
– Người sở hữu yếu tố gây rung nhĩ như căng thẳng, lo lắng, thiếu ngủ
– Rối loạn điện giải
– Người thường xuyên hút thuốc lá uống bia rượu
– Có tiền sử đái tháo đường
– Tiền sử gia đình đột quỵ
– COPD
– Thừa cân béo phì
– Một số bệnh lý về tim: thiếu máu cơ tim, bệnh lý về van tim,…
Hiện nay, chưa có phương pháp nào ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ, một trong số đó là sử dụng thuốc. Nếu đã bị huyết khối một lần, bạn cần sử dụng một số loại thuốc để phòng ngừa huyết khối và giải quyết các yếu tố nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Bao gồm:
– Thuốc chống đông máu, chẳng bạn như: warfarin, sin throne, dabigatran, apixaban, rivaroxaban
– Thuốc kháng tiểu cầu, chẳng hạn như: aspirin liều thấp hoặc clopidogrel. Các thuốc này có tác dụng giúp làm loãng máu và làm giảm nguy cơ đông máu.
– Thuốc hạ huyết áp, statin làm giảm nồng độ cholesterol trong máu…
Tuy nhiên các loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ.
Lối sống lành mạnh kết hợp với việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ giúp ngăn ngừa đột quỵ
Ngoài ra, một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để phòng ngừa cục máu đông và đột quỵ. Bạn cần duy trì các thói quen có lợi như:
– Không hút thuốc lá
– Ăn nhạt
– Ăn ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa)
– Ăn nhiều rau củ quả tươi
– Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần (đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục nhịp điệu dưới nước)…
T.N
- Từ khóa:
Danh sách các bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ trên toàn quốc
Hội Đột Quỵ Việt Nam tiếp tục cập nhật danh sách bệnh viện sẵn sàng cấp cứu đột quỵ tại Việt Nam năm 2024. Các bệnh viện trong danh sách mang tính chất tham khảo, bệnh nhân và người nhà cần liên hệ với bệnh viện thông qua số hotline trước khi đến. Tình hình điều trị tại các đơn vị đột quỵ được cập nhật định kỳ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Hiểu rõ 3 điều quan trọng để tránh hậu quả của đột quỵ
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng – Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, việc phòng ngừa đột quỵ phải là sự phối hợp nhiều giải pháp và cần duy trì lâu dài. Để phòng ngừa hậu quả của đột quỵ, chuyên gia nhấn mạnh 3 điều quan trọng, mời quý khán thính giả theo dõi trong video sau.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim