Nguy cơ đột quỵ tái phát nếu không loại bỏ túi phình lên đến 80%
Nguy cơ tái phát đột quỵ là câu hỏi của người thân chăm sóc và nhiều bệnh nhân sau khi vừa trải qua cơn đột quỵ. Các chuyên gia cho biết, sau khi đột quỵ lần đầu thì nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát còn tùy thuộc vào cơ chế, nguyên nhân gây ra đột quỵ.
Nguy cơ tái phát đột quỵ là bao nhiêu phần trăm?
Nguy cơ tái phát đột quỵ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng đột quỵ nặng hay nhẹ.
Đa phần, đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu lớn hoặc trường hợp bệnh nhân có dị tật ở mạch máu não, nếu không được điều trị “tới nơi tới chốn” sẽ có nguy cơ tái phát cao nhất, có thể hơn 50%.
Đối với bệnh nhân bị xuất huyết não do vỡ phình mạch máu não, nguy cơ đột quỵ tái phát nếu không loại bỏ túi phình lên đến 80%.
Trong nhóm bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu lớn, nhiều nghiên cứu trên thế giới đối cho thấy, bệnh nhân tắc nghẽn hay hẹp động mạch cảnh hay hẹp động mạch lớn nội sọ nếu không can thiệp và điều trị thì nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân có thể lên đến 40% trong vòng 1 năm.
Sau khi đột quỵ lần đầu, nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu
Làm gì để hồi phục sau đột quỵ?
Hồi phục sau một cơn đột quỵ là quá trình tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy, có đến 1/3 số bệnh nhân bị đột quỵ hồi phục hoàn toàn, 1/3 phục hồi một phần và 1/3 còn lại không thể phục hồi. Khoảng 10 – 20% trường hợp chết ngay sau khi đột quỵ. Trong khi đó, không có thuốc để chữa dứt điểm đột quỵ mà chỉ làm giảm thiểu khuyết tật do đột quỵ gây ra và giảm nguy cơ xảy ra cơn đột quỵ tái phát.
Phần lớn thời gian hồi phục khoảng 3 – 6 tháng đầu, nhưng có thể tiếp tục lên đến 2 năm hoặc lâu hơn. Vì vậy, bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu bị đột quỵ nặng. Nên tuân thủ điều trị phục hồi chức năng dưới sự giám sát của bác sĩ. Đột quỵ tái phát xảy ra từ 5 – 15% trường hợp.
Không ai có thể bảo đảm đột quỵ tái phát sẽ không xảy ra, nhưng khả năng này có thể giảm rõ rệt bằng điều trị thích hợp
Để hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ tái phát, bệnh nhân cần tuân thủ thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm các thuốc giảm tình trạng xơ vữa mạch máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, kháng đông và các thuốc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường…
Ngoài ra, còn có những thuốc khác để hỗ trợ, giúp bệnh nhân cải thiện về mặt tinh thần và cảm xúc sau đột quỵ. Cần duy trì các thuốc phòng ngừa lâu dài, không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ và phải tái khám đều đặn.
Khi các triệu chứng của đột quỵ xuất hiện trở lại, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
T.N
- Từ khóa:
Tập thể dục vào khung giờ này giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ tới 35%
Một nghiên cứu mới cho thấy: Không chỉ tập gì, mà tập vào thời điểm nào trong ngày cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch của bạn. Thời điểm tập luyện lý tưởng có thể giảm mạnh nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, đặc biệt ở phụ nữ.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì uống nhầm thuốc chứa Phenformin
Một cụ bà 70 tuổi mắc tiểu đường đã tự ý mua thuốc viên trôi nổi trên mạng về uống, khiến gan thận suy nặng. Kết quả xét nghiệm cho thấy thuốc có chứa chất cấm Phenformin – một loại đã bị cấm lưu hành vì nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
-
Phòng Tránh Đột Quỵ – Bắt Đầu Từ 5 Bài Tập Đơn Giản
-
Ngăn đột quỵ ngay từ phút đầu – Những điều nên biết
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ