Khoảng 50% trường hợp xuất hiện biến chứng hở van động mạch phổi sau phẫu thuật tứ chứng Fallot
TS.BS Trần Hòa – Phó Trưởng khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, cứ 10 người, có khoảng 5 người bị hở van động mạch phổi sau khi mổ tứ chứng Fallot. Kỹ thuật thay van động mạch phổi qua da có thể thay thế cuộc mổ lần hai sau phẫu thuật tứ chứng Fallot.
1. Thay van động mạch phổi qua da giải giải quyết di chứng sau mổ tứ chứng Fallot
Trên cương vị Phó Trưởng khoa Tim mạch Can thiệp, Trưởng Đơn vị Can thiệp nội mạch, TS.BS Trần Hòa có thể chia sẻ cảm xúc khi BV bước đầu làm chủ được kỹ thuật thay van động mạch phổi qua da và đồng thời được vinh danh là một trong những thành tựu y khoa VN năm 2023?
TS.BS Trần Hòa trả lời: Vấn đề trẻ em hoặc người trẻ sau khi mổ tứ chứng Fallot, mắc những di chứng về sau là nỗi trăn trở của các y bác sĩ. Kỹ thuật thay van động mạch phổi qua da đã được các bác sĩ chờ đợi rất lâu để thực hiện cho bệnh nhân.
Năm 2023, kỹ thuật này được triển khai và thực hiện cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM với kết quả thành công bước đầu, mang lại hiệu quả thực sự cho người bệnh.
Điều này mang ý nghĩa về mặt chuyên môn và tính nhân văn sâu sắc. Bởi vì, việc trải qua 2 cuộc phẫu thuật đối với bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em là một vấn đề nan giải. Kỹ thuật thay van động mạch phổi qua da đã khắc phục được vấn đề này. Đó là thành công rất lớn, mang lại nhiều ý nghĩa cho giới y khoa và bệnh nhân.
2. Thay van động mạch phổi qua da giúp bệnh nhân thoát cuộc mổ lớn
TS đánh giá, với việc thực hiện thành công kỹ thuật khó này tại Việt Nam sẽ mang lại những cơ hội nào cho bệnh nhân và thuận lợi ra sao cho bác sĩ?
TS.BS Trần Hòa trả lời: Thủ thuật thay van động mạch phổi qua da có thể thay thế việc mổ lại sau phẫu thuật tứ chứng Fallot, mang lại hiệu quả, thành công về mặt thủ thuật, chữa lành sang thương. Đồng thời, với phương pháp này, bệnh nhân không cần trải qua cuộc mổ lớn, đó là lợi ích mà thủ thuật mang lại.
3. Người bệnh cải thiện hoàn toàn triệu chứng sau thay van động mạch phổi qua da
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, thay van động mạch phổi qua da được triển khai từ khi nào? Bước đầu triển khai khó khăn ra sao và những thuận lợi đã đạt được đến thời điểm này?
TS.BS Trần Hòa trả lời: Đến tháng 4/2024, tròn một năm Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM áp dụng thủ thuật thay van động mạch phổi qua da. Tháng 3/2023, bệnh viện thực hiện những ca đầu tiên thay van động mạch phổi sau phẫu thuật tứ chứng Fallot.
Sau một năm nhìn lại, chúng tôi nhận thấy nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. Thủ thuật được thực hiện sau thời gian dài chờ đợi, từ trăn trở của các bác sĩ phẫu thuật, những người mổ tứ chứng Fallot cho bệnh nhi và người trẻ là nguồn cảm hứng để triển khai thủ thuật. Tỷ lệ thay van động mạch phổi sau khi mổ tứ chứng Fallot khoảng 50%, tùy mức độ hở để can thiệp trở lại. Hở van động mạch phổi là vấn đề cần giải quyết của các bác sĩ. Do đó, thủ thuật thay van động mạch phổi qua da được chờ đợi để thực hiện cho bệnh nhân.
Năm 2023 là năm thuận lợi để Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM triển khai kỹ thuật này, bao gồm: sự chờ đợi, ủng hộ của giới chuyên môn, sự ủng hộ của bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bởi vì nếu không có sự ủng hộ của họ để làm những ca đầu tiên trên bệnh nhân, các bác sĩ không thể thực hiện thủ thuật này.
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM nói riêng và nhiều bệnh viện tại Việt Nam, có những kỹ thuật khó hơn. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các bác sĩ, thực hiện thay van động mạch phổi trên trẻ em và người trẻ. Do đó, sự ủng hộ từ nhiều nơi, nguồn nhân lực là các chuyên gia đầu ngành trong nước và trong khu vực hỗ trợ tạo nên thuận lợi khi thực hiện thủ thuật này.
Thay van động mạch phổi qua gia được áp dụng lần đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và thực hiện thường quy, nhân lực không chỉ đến từ bệnh viện mà có sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành như: TS Đỗ Nguyên Tín – một bác sĩ nổi tiếng của Việt Nam, trong khu vực và thế giới, đến từ Bệnh viện Nhi đồng 1, đã tham gia và giúp đỡ những ca thay van động mạch phổi qua da tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
Bên cạnh đó, những ca đầu tiên, bệnh viện nhận được sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài. Sau khi các bác sĩ của bệnh viện quen với việc thực hiện thủ thuật, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trở thành trung tâm độc lập thực hiện kỹ thuật thay van động mạch phổi qua da như ngày nay.
Không nhiều khó khăn khi bệnh viện thực hiện kỹ thuật thay van động mạch phổi qua da. Vấn đề lớn nhất là giá thành của dụng cụ đặt vào bệnh nhân. Tuy nhiên, với những trường hợp ban đầu, bắt buộc thực hiện để điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân, sẵn sàng giúp đỡ những người không đủ chi phí để thực hiện thủ thuật. Đó là khó khăn lớn nhất so với mặt bằng chung của người Việt Nam.
– Cho đến nay, bệnh viện đã thực hiện thay van động mạch phổi qua cho bao nhiêu trường hợp và diễn tiến của các trường hợp này hiện nay như thế nào ạ?
TS.BS Trần Hòa trả lời: Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược đã thực hiện 8 trường hợp thay van động mạch phổi qua da, và trong quá trình thực hiện thủ thuật diễn ra khá thuận lợi. Sau phẫu thuật, các trường hợp trên được theo dõi từ 6 tháng – 1 năm, người bệnh đều được cải thiện hoàn toàn các triệu chứng gặp phải trước đây, các thông số siêu âm tim cho ra kết quả tốt.
4. 3 phương pháp điều trị hở van động mạch phổi sau mổ tứ chứng Fallot
Thay van động mạch phổi qua da được thực hiện sau phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot. Nhờ BS đề cập thêm, tỷ lệ diễn tiến hở van động mạch phổi sau phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot ra sao? Hiện có những phương pháp nào để điều trị tình trạng này?
TS.BS Trần Hòa trả lời: Trường hợp trẻ sinh ra, mắc tứ chứng Fallot là một vấn đề của bệnh tim bẩm sinh nặng, khi sinh ra, lượng oxy thấp, gần như không đủ nhu cầu cho cuộc sống. Vì vậy, những trường hợp này cần can thiệp và mổ sớm.
Việc phẫu thuật giúp một đứa trẻ sau khi sinh ra, bị bệnh tim bẩm sinh, cuộc sống có thể dừng lại bất cứ lúc nào, trở thành một đứa trẻ khỏe mạnh, hồng hào. Có những người sau phẫu thuật, giờ đây đã có chất lượng sống tốt, học đại học, lập gia đình, không ai biết họ từng là đứa trẻ mắc tứ chứng Fallot.
Vì vậy, nên phẫu thuật cho trẻ mắc tứ chứng Fallot, điều này giúp thay đổi diện mạo và cuộc sống của các em. Tuy nhiên, theo thống kê, những bệnh nhân sau phẫu thuật tứ chứng Fallot, có khoảng 50% trường hợp xuất hiện di chứng hở van động mạch phổi diễn tiến tự nhiên theo thời gian. Nghĩa là, cứ 10 người, có khoảng 5 người bị hở van động mạch phổi sau khi mổ tứ chứng Fallot.
Có 3 phương pháp điều trị hở van động mạch phổi sau mổ tứ chứng Fallot. Đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân được điều trị nội khoa bằng thuốc, đồng thời theo dõi chặt chẽ để chỉ định can thiệp.
Trường hợp bệnh nhân có chỉ định sửa hoặc thay van, đến nay có 2 phương pháp. Một là mổ lại, bệnh nhân sẽ được mổ lại vị trí cũ để sửa van động mạch phổi. Hai là can thiệp qua da, không qua phẫu thuật, gọi là thay van động mạch phổi qua da.
Minh Anh (ghi)
- Từ khóa:
Inforgraphic – Cách xử trí khi xảy ra đột quỵ
Hậu quả sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người thân hoặc người xung quanh của người bị đột quỵ. Những kiến thức dưới đây sẽ góp phần giúp người bị đột quỵ có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, cơ hội phục hồi cao hơn.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
S.I.S Cần Thơ cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ vừa cứu sống nữ bệnh nhân 53 tuổi “Thoát khỏi của tử” do căn bệnh suy hô hấp cấp và viêm phổi nặng. Sau 9 ngày điều trị không hiệu quả tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân đã được hồi sinh nhờ sự can thiệp quyết liệt của ekip bác sĩ tại S.I.S Cần Thơ.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim