Lý giải vì sao đột quỵ ngày Tết tăng cao hơn ngày thường

ThS.BS Huỳnh Quốc Sỹ, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ lý giải vì sao đột quỵ ngày Tết tăng cao, cách phòng tránh.

06-01-2023 10:46
Theo dõi trên |

1. Nguyên nhân khiến số ca đột quỵ tăng trong ngày Tết?

ThS.BS Huỳnh Quốc Sỹ:

Thông thường, chúng ta sẽ bàn đến các yếu tố gây đột quỵ ví dụ như huyết áp, đường, một số rối loạn khác của cơ thể.

Trong dịp Tết, chúng ta có tiệc tùng, căng thẳng trong việc chuẩn bị cho mùa Tết, sum họp và thức khuya cũng tạo nên căng thẳng nhất định trong cuộc sống. Các rối loạn này gây ảnh hưởng lên mức huyết áp, đường huyết, mỡ máu và rối loạn khác. Điều này làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

>> Xem thêm: Yếu tố nguy cơ của đột quỵ là gì, ai dễ bị?

2. Đảo lộn nhịp sống có làm tăng nguy cơ đột quỵ không?

ThS.BS Huỳnh Quốc Sỹ:

Xáo trộn về sinh hoạt như sum họp, thức khuya, ăn uống hơi khác thường lệ, uống rượu bia nhiều khiến cơ thể mệt mỏi. Chính những việc đó gây xáo trộn, góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Trong dịp Tết, nhiều người vì ăn uống vui chơi quá mức nên khiến bản thân họ bị đảo lộn nhịp sống. ThS.BS Huỳnh Quốc Sỹ – Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ lý giải vì sao đột quỵ ngày Tết tăng cao.

3. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị đột quỵ?

ThS.BS Huỳnh Quốc Sỹ:

Các bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ trong mùa Tết như người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, suy thận, họ phải uống thuốc mỗi ngày để tránh bị mất thăng bằng trong cơ thể.

Trong dịp Tết, tình trạng mất cân bằng trong cơ thể dễ xảy ra và các đối tượng này có thể bị đột quỵ. Người cao tuổi có bệnh nền cũng là người dễ bị đột quỵ trong mùa Tết.

4. Làm sao để chúng ta tránh biến chứng do rượu bia mang lại?

ThS.BS Huỳnh Quốc Sỹ:

Việc uống rượu bia là hiện tượng thường gặp trong dịp Tết. Tuy nhiên, dùng rượu bia với lượng vừa phải thì nó sẽ giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu bia trong một lúc có thể gây tăng huyết áp đột ngột, thậm chí tăng hay hạ đường huyết đột ngột.

Như vậy, người bệnh có thể bị vỡ mạch máu não do huyết áp tăng cao. Tăng hay hạ đường huyết đột ngột có thể khiến bệnh nhân hôn mê.

Vì vậy, uống rượu bia cần phải chừng mực. Chúng ta chỉ dùng 1 lon bia khoảng 350 ml và rượu là dưới 250 ml một ngày. Cần ăn nhẹ trước khi uống rượu bia để giảm bớt tác động xấu của rượu bia lên dạ dày, hệ tiêu hóa.

Nếu uống rượu bia, chúng ta uống từ từ và không nên đưa lượng lớn vào cơ thể. Sau khi uống rượu bia, hãy uống nhiều nước để giảm tác hại của rượu bia. Chúng ta có thể uống nước chanh với một lát nước gừng sau khi say xỉn.

>> Xem thêm: Rượu bia tác động đến tim mạch thế nào?

5. Ăn uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến cơ thể trong những ngày đầu xuân ra sao?

ThS.BS Huỳnh Quốc Sỹ:

Chúng ta thường để dành các món ăn trong dịp Tết để ăn với gia đình và người thân. Tuy nhiên, nếu việc ăn uống bị mất cân đối nó sẽ dẫn đến rối loạn trong cơ thể. Người có bệnh nền ăn quá nhiều cùng một lúc, dạ dày sẽ bị căng. Khi bị căng lên, phổi sẽ bị hạn chế giãn nở khiến chúng ta khó thở.

Thứ hai, việc ăn quá nhiều cũng cản trở hoạt động của tim đối với người lớn tuổi bị yếu tim. Ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến tim bị hạn chế co bóp và dòng máu lưu thông sẽ bị hạn chế.

Tiêu hóa thức ăn cũng là hoạt động gắng sức đối với người có bệnh nền, tim sẽ hoạt động nhiều hơn và bệnh nhân sẽ bị thiếu máu cơ tim. Như vậy, bệnh nhân thiếu máu cơ tim có thể bị khởi phát cơn đau thắt ngực có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra người bệnh cần hạn chế thức ăn quá ngọt, quá mặn.

>> Xem thêm: Ăn uống như thế nào để phòng ngừa đột quỵ ngày Tết?

6. Có cách nào để tránh việc người có bệnh nền quên uống thuốc trong ngày tết?

ThS.BS Huỳnh Quốc Sỹ:

Đối với các bệnh nhân phải uống thuốc hằng ngày nhưng dừng thuốc, đôi khi họ sẽ gặp các rối loạn có thể nguy hiểm đến mạng sống. Bệnh nhân bị huyết áp quên uống thuốc có thể bị cơn tăng huyết áp đột ngột. Bệnh nhân bị đái tháo đường không uống thuốc hạ đường sẽ bị hôn mê do tăng đường huyết. Vì vậy, đảm bảo việc uống thuốc mỗi ngày rất quan trọng.

Nếu trong dịp Tết mà bản thân quá bận rộn, để tránh cho chúng ta quên việc uống thuốc, hãy đặt báo thức trên điện thoại hằng ngày trong dịp Tết. Khi đến giờ, điện thoại sẽ nhắc chúng ta để không quên giờ uống thuốc.

Trước Tết, chúng ta cần chuẩn bị sẵn thuốc trong 1 tuần. Hộp chia thuốc được bán nhiều ở nhà thuốc và chúng ta sẽ mua, phân sẵn liều. Đến giờ uống thuốc thì cứ lấy thuốc đã chia liều trong hộp để uống.

Nếu người bệnh không quên việc uống thuốc, nguy cơ xảy ra biến cố trong dịp Tết sẽ giảm.

7. Để không bị đột quỵ trong mùa Tết, chúng ta cần lưu ý gì trong sinh hoạt?

ThS.BS Huỳnh Quốc Sỹ:

Để phòng ngừa các biến cố về đột quỵ, chúng ta cần phải vui chơi ở mức độ vừa phải, không nên thức khuya, ăn uống cũng cần tiết chế.

Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn đường, người bị tăng huyết áp thì hạn chế ăn muối. Người bị bệnh thận, bệnh gan cần kỹ về vấn đề ăn uống. Ăn uống quá độ luôn không tốt cho cơ thể của chúng ta.

Bệnh nhân phải uống thuốc hằng ngày không nên quên việc uống thuốc, đó là yếu tố quan trọng.

Chúng ta phải hạn chế lạm dụng rượu bia và bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch thì càng không nên uống quá nhiều rượu bia trong dịp Tết.

Nếu có dấu hiệu bất thường, chúng ta nên kiểm tra ngay. Khi bị chóng mặt, nhức đầu thì cần kiểm tra huyết áp. Đối với bệnh nhân đái tháo đường khi bị khó chịu, chúng ta cần kiểm tra xem mình có bị hạ đường huyết hay tăng đường huyết không. Nếu bị tăng hay hạ đường huyết bất ngờ thì cần uống thuốc hay uống nước đường để ổn định đường huyết.

Khi áp dụng các phương pháp thông thường nhưng không có tác dụng, chúng ta nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám và điều trị.

Benhdotquy.net

Chuyên gia cảnh báo trước tình trạng tài xế đột quỵ liên tiếp xảy ra

Chuyên gia cảnh báo trước tình trạng tài xế đột quỵ liên tiếp xảy ra

Liên tiếp các trường hợp tài xế bị đột quỵ xảy ra, đặc biệt trong đó 2 trường hợp tài xế đột quỵ trong ngày 30/11 vừa qua khiến nhiều người không khỏi hoang mang. Trong bài viết dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ giải thích rõ nguyên nhân gây đột quỵ ở tài xế và cách phòng tránh đột quỵ ở nhóm người này.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ