Hội nghị Đột quỵ TPHCM 2021 quy tụ nhiều chuyên gia đột quỵ hàng đầu thế giới
Ngày 18/12, Hội nghị Đột quỵ TPHCM – Cập nhật khuyến cáo điều trị 2021 được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của dàn chuyên gia lão làng trong điều trị đột quỵ đến từ các bệnh viện lớn, cùng sự góp mặt lần đầu của các chuyên gia hàng đầu thế giới, được coi là “ông tổ” trong điều trị đột quỵ.
Ban tổ chức cho biết, vì tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên cả nước nên Hội nghị Đột quỵ TPHCM – Cập nhật khuyến cáo điều trị 2021 được tổ chức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, đồng thời để các đồng nghiệp từ mọi nơi đều có thể theo dõi.
Hội nghị Đột quỵ TPHCM năm 2021 diễn ra tại TPHCM và trực tuyến ngày 18/12
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng – Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM trong phút mặc niệm tưởng nhớ những bệnh nhân đã hi sinh vì COVID-19
GS Louis Caplan – Giáo sư khoa Thần kinh, Đại học Y Harvard, Hoa Kỳ
GS Pierre Amarenco – Giáo sư Thần kinh học, Đại học Paris, Pháp
Lawrence Wong, Hong Kong
Larry Goldstein – Giáo sư Y học tế bào và phân tử tại Đại học California, Hoa Kỳ
GS Thanh Nguyen – Trưởng khoa Hình ảnh học và Can thiệp Thần kinh, Đại học Boston, Hoa Kỳ
Huan Huynh – Chuyên gia về động kinh ở trung tâm y khoa Cleveland, Hoa Kỳ
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam
PGS.TS.BS Hồ Huỳnh Quang Trí – Phó Chủ tịch Hội Tim mạch TPHCM
TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM
BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga – Trưởng khoa Thần kinh, kiêm Trưởng đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
PGS.TS.BS Lê Văn Trường – Viện trưởng viện Tim mạch, Trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện 108
ThS.BS Hồ Hữu Thật – Giảng viên Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh, Bệnh viện An Bình
BS Trần Công Thắng – Bác sĩ tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, báo cáo viên được xem là yếu tố quyết định đến chất lượng của hội nghị khoa học. Do vậy, ngoài những chuyên gia trong nước, tiêu chí luôn đặt ra hàng đầu của hội nghị Đột Quỵ TPHCM là nhằm giới thiệu những tên tuổi lớn nhất của chuyên ngành Đột Quỵ thế giới cho các đồng nghiệp Việt Nam.
Nhờ vậy, những “Ông kẹ” thường trú trên NEJM (tạp chí y khoa uy tín và ảnh hưởng hàng đầu thế giới) như: Werner Hacke, G Donnan, Steve Davis, Crag Anderson, Graeme Hankey, Carlos Molina, Andrew Demchuk … đã lần lượt có mặt tại Việt Nam trong những năm qua.
Năm nay, ngoài “Ông tổ” Louis Caplan, hội nghị Đột Quỵ TPHCM tiếp tục giới thiệu những “Ông kẹ” khác: GS Pierre Amarenco và GS Lawrence Wong là 2 học trò của GS Louis Caplan, được xem là 2 đầu ngành của thế giới hiện nay. Ngoài ra còn GS Larry Goldstein, giám đốc viện Thần Kinh đại học Kentucky, cũng là người đứng sau các hướng dẫn điều trị đột quỵ của AHA/ASA.
Đặc biệt, trong Hội nghị Đột quỵ TPHCM – Cập nhật khuyến cáo điều trị 2021 năm nay còn có sự tham gia báo cáo của 2 chuyên gia gốc Việt: GS Thanh Nguyen – Trưởng khoa Hình ảnh học và Can thiệp Thần kinh, Đại học Boston (Hoa Kỳ) và BS Huan Huynh- Chuyên gia về Động kinh ở Trung tâm Y khoa Cleveland (Hoa Kỳ).
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng chia sẻ trên trang cá nhân: “Lại thêm một hội nghị thành công tốt đẹp. Trân trọng cảm ơn các báo cáo viên, hơn 200 đồng nghiệp tham dự offline và gần 500 đồng nghiệp online, các bạn sau hậu trường, các công ty dược đã góp sức và luôn dành cho hội Đột Quỵ TPHCM những tình cảm nhiệt thành nhất. Đó cũng là động lực để chúng tôi cố gắng nâng cao chất lượng các báo cáo viên tại hội nghị qua từng năm.”
Chương trình hội nghị diễn ra với 4 phiên, trong đó bao gồm 44 bài báo cáo, tham luận, đề cập đến những vấn đề xung quanh việc điều trị đột quỵ và những khuyến cáo điều trị đột quỵ năm 2021.
Anh Thi – Ảnh chụp màn hình
- Từ khóa:
Bài toán “điểm nghẽn” cấp cứu đột quỵ trước viện ở khu vực phía Bắc
PGS.TS.BS Mai Duy Tôn nhấn mạnh, mặc dù mạng lưới điều trị đột quỵ tại miền Bắc đang có bước phát triển mạnh, nhiều trung tâm, khoa, đơn vị đột quỵ được thành lập nhưng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là cấp cứu trước viện, đào tạo nhân lực và hành lang pháp lý.
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Phân biệt các loại nhức đầu thường gặp
Nhức đầu là triệu chứng phổ biến, dấu hiệu này có thể cảnh báo cho rất nhiều tình trạng bệnh lý. Trong bài viết dưới đây, GS.TS.BS Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế thuộc Đại học Công nghệ Sydney sẽ chia sẻ về những loại đau đầu thường gặp, cũng như cách nhận biết và điều trị tình trạng này.
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết
-
Người tiểu đường tập thể dục lúc nào trong ngày tốt nhất?
-
Món ăn vặt giúp kéo dài tuổi thọ, bảo vệ tim mạch
-
8 cách cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
-
Những bất thường khi làm “chuyện ấy” có thể báo hiệu bệnh tiểu đường
-
6 thực phẩm giúp ‘quét sạch’ mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim