Hàng trăm người ở TPHCM nhập viện vì đột quỵ trong vòng 3 tháng

Thông tin mới nhất, chỉ trong vòng 3 tháng, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) tiếp nhận trung bình 350-500 người bị đột quỵ não cấp nhập viện.

15-05-2023 11:16
Theo dõi trên |

Theo chia sẻ của ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, tại Hội thảo Khoa học quản lý chất lượng và cập nhật điều trị đột quỵ, chiều 11/5 vừa qua, trung bình một quý, Bệnh viện Quân y 175 tiếp nhận 350-500 bệnh nhân điều trị đột quỵ cấp (số liệu quý IV/2022 – quý I/2023). Thông thường, 25% bệnh nhân được nhập viện sau khi đột quỵ 6 giờ.

Các ca đột quỵ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa

Theo bác sĩ Trọng Nghĩa, căn cứ vào thống kê 3 quý gần đây, bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ ở Bệnh viện Quân y 175 có dấu hiệu trẻ hơn so với thời gian trước.

Từ năm 2020 đến nay, Bệnh viện Quân y 175 đã tiếp nhận và điều trị hiệu quả cho gần 3.800 trường hợp bệnh nhân đột quỵ não, bao gồm: nhồi máu não (chiếm tỷ lệ 74%), xuất huyết não (tỷ lệ 20%), xuất huyết dưới nhện (tỷ lệ 1,4%).

Đa số, người bị đột quỵ có các bệnh lý nội khoa khác đi kèm như tim mạch, hô hấp, nội tiết… được cấp cứu nhờ vào các quy trình, kỹ thuật tiên tiến trong điều trị đột quỵ như: Tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học, điều trị chăm sóc tích cực tại đơn vị đột quỵ.

Theo PGS.TS.BS Trương Đình Cẩm, Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175, mặc dù hiện nay, khả năng tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ sớm hơn, xử trí kịp thời và nhiều người được cứu sống. Song, đột quỵ vẫn là gánh nặng của xã hội khi số lượng không ngừng tăng lên, có thời điểm người bị đột quỵ tăng đột biến.

Dù bệnh viện đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện quy trình cấp cứu, điều trị và chăm sóc. Nhưng trên thực tế, đột quỵ não vẫn là hành trình dài và gian nan. Bên cạnh biến chứng giai đoạn sớm, các vấn đề phù não, co thắt mạch não, các rủi ro như hít sặc, nhiễm trùng, di chứng tâm thần kinh, vận động là vấn đề khiến người thầy thuốc có nhiều trăn trở.

Đột quỵ gây ra do tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn đột ngột, khiến các tế bào não chết, mất chức năng thần kinh. Khi tắc nghẽn mạch máu lớn trong thời gian dài, số lượng tế bào não chết với thể tích lớn có thể dẫn đến hiện tượng phù nề, gây ảnh hưởng đến ý thức, hôn mê.

Khi tình trạng nặng hơn và mất thêm nhiều thời gian hơn, hiện tượng chèn ép, gây thoát vị não xuất hiện, ảnh hưởng đến vùng thân não. Đây được xem là tổng chỉ huy của hệ tuần hoàn và hô hấp. Đến lúc này, đột quỵ mới có thể làm cho bệnh nhân tử vong.

Minh Anh (Tổng hợp)

Quảng cáo
Sự gia tăng đột quỵ đáng lo ngại ở người trẻ 

Sự gia tăng đột quỵ đáng lo ngại ở người trẻ 

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa với các con số đáng báo động trong thời gian gần đây tại nhiều cơ sở y tế cấp cứu đột quỵ trên cả nước. Mỗi năm có thêm 200.000 người Việt mắc bệnh này và số trường hợp tử vong do đột quỵ là 11.000 người. Trong đó, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng, chiếm 10-15%. Các chuyên gia nói gì về điều này?

Multimedia

Theo dõi trên:

Video

Hướng dẫn cấp cứu bệnh nhân đột quỵ ngoài cộng đồng

Sơ cứu đột quỵ tại chỗ đảm bảo an toàn cho người bệnh trước khi nhận được sự can thiệp từ đội ngũ y bác sĩ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các phương pháp sơ cứu đúng cách. Trong video dưới đây, TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ hướng dẫn các phương pháp sơ cứu đúng cách nếu gặp trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ.

Chăm sóc đột quỵ

Dấu hiệu đột quỵ

Tầm soát đột quỵ