Hạ thân nhiệt chỉ huy giúp bảo vệ não sau chấn thương đầu hoặc đột quỵ
Các nhà nghiên cứu, trong đó có một người gốc Ấn Độ, đã phát hiện ra rằng việc hạ thân nhiệt chỉ huy (hạ thân nhiệt chủ động) có thể giúp điều trị chấn thương đầu và đột quỵ.
Hạ thân nhiệt chỉ huy là một kỹ thuật giúp não giảm viêm, phù, cung cấp oxy và cải thiện tưới máu cho người người bị ngừng tuần hoàn hô hấp và các bệnh lý khác.
Hạ thân nhiệt chỉ huy sau chấn thương đầu hoặc đột quỵ có thể giúp giảm áp lực bên trong đầu để tránh sưng tấy và chấn thương thêm, đặc biệt là trong những trường hợp quan trọng vì nó tác động đến các mạch máu và mô khắp não.
Người bệnh được ứng dụng kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân một cách chủ động, nhiệt độ cơ thể bệnh nhân sẽ xuống dưới mức nhiệt độ sinh lý bình thường.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng liệu pháp nãy có thể giúp trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tổn thương lâu dài do các biến chứng khi sinh mà không cần phải làm mát toàn bộ cơ thể.
Trẻ sơ sinh bị bệnh não thiếu máu cục bộ thiếu oxy (HIE) – một dạng tổn thương não do thiếu oxy có thể được điều trị bằng liệu pháp hạ thân nhiệt chỉ huy để giảm nhiệt độ lõi não của chúng từ mức bình thường là 37 độ C xuống 36 độ C – điều này được công nhận là đủ thấp để hỗ trợ phục hồi, theo nghiên cứu.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, nhóm đã phát triển một mô hình 3D mạnh mẽ có thể dự đoán nhiệt độ và lưu lượng máu. Sử dụng mô phỏng máy tính, mô hình quét toàn bộ não hoặc các phần của nó để hiển thị các kết nối nơ-ron não.
Mô hình tính đến dòng chảy, truyền nhiệt và trao đổi chất đồng thời giữa các động mạch, tĩnh mạch và mô não theo không gian ba chiều trong toàn bộ cơ quan.
Trưởng nhóm nghiên cứu Prashant Valluri từ Trường Kỹ thuật của Đại học cho biết: “Mô hình phức tạp của chúng tôi sẽ cho phép tiến bộ nhanh chóng trong việc phát triển các phương pháp điều trị tối ưu liên quan đến làm mát não và hỗ trợ phát triển các nghiên cứu về sức khỏe não bộ.”
Khi áp dụng cho não người lớn, mô hình dự đoán việc làm mát có thể làm giảm 0,5 độ C có thể có lợi, phù hợp với các quan sát lâm sàng. Các nhà nghiên cứu cho biết nó cũng có thể được sửa đổi để bắt chước tác động của đột quỵ và tác động của các loại thuốc được sử dụng.
Anh Tuấn
Chụp và điều trị phình động mạch não tại BV Thủ Đức hết bao nhiêu tiền?
Ba em mới phát hiện bị phình động mạch não, bác sĩ có tư vấn là cần chụp và can thiệp bằng kỹ thuật số hóa xóa nền để điều trị. Gia đình định đưa ba vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức vì gần nhà. Cho em hỏi chi phí tầm bao nhiêu để gia đình có thể chuẩn bị ạ? (Đăng Dương – TPHCM)
Multimedia
Theo dõi trên:Video
Cứu sống du khách Pháp lên cơn nhồi máu cơ tim cấp
Vừa qua, Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM) vừa cấp cứu thành công một du khách người Pháp bị nhồi máu cơ tim cấp trong thời gian du lịch tại Việt Nam.
-
Sống sót sau đột quỵ, làm gì để không bị lần 2?
-
Giới trẻ và đột quỵ: Khi lối sống hiện đại trở thành sát thủ âm thầm
-
Giải mã mối quan hệ nguy hiểm giữa đái tháo đường và đột quỵ
-
Phòng Tránh Đột Quỵ – Bắt Đầu Từ 5 Bài Tập Đơn Giản
-
Ngăn đột quỵ ngay từ phút đầu – Những điều nên biết
-
7 tình huống khiến đường huyết tăng vọt có thể bạn chưa biết